8 “bí kíp” giúp phục hồi tầng sinh môn sau sinh
Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều cần thiết để đảm bảo sự hồi phục của cơ thể vì thế việc sử dụng nước ấm, khâu vệ sinh, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi... cần được cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi tầng sinh môn sau sinh.
8 “bí kíp” giúp phục hồi tầng sinh môn sau sinh
Việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều cần thiết để đảm bảo sự hồi phục của cơ thể vì thế việc sử dụng nước ấm, khâu vệ sinh, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi... cần được cân nhắc và tính toán kĩ lưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi tầng sinh môn sau sinh.
Rạch tầng sinh môn là thủ thuật thông thường giúp sản phụ sinh nở dễ dàng hơn đặc biệt với những ca sinh khó như thai to hoặc cổ tử cung chưa mở thì việc rạch tầng sinh môn là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé khi “vượt cạn”. Tuy vậy, sau khi sinh các mẹ sẽ có cảm giác đau buốt và nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ vết khâu sẽ dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng thậm chí có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho mẹ.
Chính vì lẽ đó, trong bài viết này HoiBenh đưa ra một số lời khuyên cũng như phương pháp làm giảm thiểu cảm giác đơn đớn ở tầng sinh môn đồng thời giúp bộ phận này nhanh chóng phục hồi sau sinh.
Sử dụng nước ấm
Vết rạch ở tầng sinh môn tuy không gây đau đớn quá nhiều nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy buốt nhất là khi đi tiểu, lúc này cách tốt nhất là bạn nên sử dụng một ít nước ấm để cải thiện tình trạng ấy. Các mẹ có thể dùng vòi hoa sen hoặc đổ nước ấm từ giữa hai chân trong lúc đi tiểu, khi đó nước ấm sẽ có vai trò trung hòa khiến nước tiểu loãng ra và hạn chế không cho nước tiểu tiếp xúc với “vùng kín” gây đau đớn cho mẹ.
Hãy vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ
Khâu vệ sinh luôn là khâu quan trọng để làm sạch và chống viêm nhiễm, tuy nhiên hãy cẩn trọng với nó bởi nếu không cẩn thận có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng tầng sinh môn sau sinh. Vì thế, khi vệ sinh bạn hãy rửa nhẹ nhàng với nước ấm và dùng khăn bong mềm khô lau sạch để vết thương không bị ướt và đọng nước lại bên trong. Hãy duy trì khâu vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày cho tới khi vết thương khỏi.
Bổ sung chất xơ hạn chế táo bón thông qua chế độ ăn uống
Bình thường, khi bị táo bón cũng khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi thì sau sinh việc tầng sinh môn bị rạch còn khiến các mẹ đau đớn và khó chịu gấp đôi nếu bị táo bón. Hơn nữa, khi đó vết thương có thể bị nứt, vỡ, bục chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn gấp bội do phải dùng sức để loại bỏ những chất thải trong cơ thể ra bên ngoài. Vì thế, để tránh tình trạng này, trong mỗi bữa ăn việc bổ sung chất xơ, rau xanh và hoa quả tươi là điều hợp lý, đồng thời tăng lượng nước uống trong cơ thể để giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, với chế độ ăn uống thế này còn giúp ích cho việc tiêu hao mỡ bụng trong cơ thể, giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng và có làn da đẹp nữa.
Ngoài ra, khi đi đại tiện bạn nên dùng khăn giấy mềm để đặt nhẹ lên vết khâu, việc này không chỉ khiến bạn bớt đau mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng phục hồi vết thương nữa đấy.
Tránh mặc quần quá chật
Hãy lựa chọn những bộ đồ rộng rãi để mang tới cảm giác thoải mái khi sửu dụng bởi chúng không chỉ giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu mà còn giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc không cần thiết với vết thương. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng quần chip quá chật sẽ khiến vết thương có thể bị nứt, không tốt cho việc phục hồi sau sinh.
Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Bạn có thể dùng thuốc giảm đau để giảm thiểu cảm giác đau buốt do vết rạch tầng sinh môn, tuy nhiên bạn cần chú ý sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ mà không nên dùng thuốc theo lời khuyên của người xung quanh.
Sử dụng sự hỗ trợ của những chiếc gối
Nằm nghiêng là phương pháp được nhiều bà mẹ áp dụng sau sinh để giảm thiểu áp lực lên tầng sinh môn, xoa dịu cơn đau.
Ngoài ra, khi phải ngồi dậy cho con bú bạn nên lựa chọn sự trợ giúp của chiếc gối mềm, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu sau khi sinh để vết thương không bị “kích thích” gây khó chịu cho mẹ.
Hạn chế vận động mạnh
Tập luyện để lấy lại vóc dáng là điều được nhiều bà mẹ quan tâm, tuy nhiên bạn cần chú ý tới sức khỏe và những vết thương nhất là ở tầng sinh môn. Khi vận động bạn cũng nên vận động từ từ và không nên tập luyện quá sớm sau khi sinh, điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình hồi phục của vết khâu. Việc đi lại nhẹ nhàng trong khoảng thời gian nhất định trong ngày luôn tốt cho sự hồi phục của vết thương và cơ thể mẹ.
Kiêng “chuyện ấy” từ 4-6 tuần
Với tất cả cặp vợ chồng thì “chuyện ấy” luôn là vấn đề được quan tâm nhiều sau sinh nhất là ở cặp vợ chồng trẻ, tuy nhiên để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng tầng sinh môn, bị đau, lâu lành thì các cặp đôi nên kiêng trong 4-6 tuần đầu sau khi sinh để đảm bảo vết thương đã lành hẳn.