7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong kết quả điều trị. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, trong đó có 7 tiêu chuẩn của hiệp hội viêm khớp 1987. Vậy 7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp 7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính không có thuốc chữa, nên mục tiêu điều trị của bệnh là làm cải thiện triệu chứng và bảo vệ khớp khỏi phản ứng viêm. Vì thế, việc chẩn đoán bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong kết quả điều trị. Có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, trong đó có 7 tiêu chuẩn của hiệp hội viêm khớp 1987. Vậy 7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì? Chúng còn ý nghĩa hay không? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch cơ thể - thường bảo vệ sức khỏe cơ thể bằng cách tấn công các chất lạ như vi khuẩn và virus – nhưng nay lại tấn công nhầm vào khớp của chủ nhân. Điều này tạo ra tình trạng viêm làm cho các mô nằm bên trong khớp dày lên, dẫn đến sưng và đau ở và xung quanh khớp. Mô liên kết của khớp tạo ra một chất lỏng bôi trơn các khớp (dịch khớp) và giúp chúng di chuyển trơn tru.

Nếu tình trạng viêm không được kiểm soát, phản ứng viêm này có thể làm hỏng sụn, mô đàn hồi bao phủ các đầu xương trong khớp, cũng như chính xương. Theo thời gian, mất sụn và khoảng cách khớp giữa xương có thể trở nên nhỏ hơn. Khớp có thể trở nên lỏng lẻo, không ổn định, đau và mất khả năng vận động. Biến dạng khớp cũng có thể xảy ra. Tổn thương khớp không thể hồi phục và vì có thể xảy ra sớm, các bác sĩ khuyên nên chẩn đoán sớm và điều trị tích cực để kiểm soát viêm khớp dạng thấp/

Viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất ảnh hưởng đến khớp tay, chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối và mắt cá chân. Các khớp bị ảnh hưởng thường đối xứng. Điều đó có nghĩa là nếu một đầu gối hoặc bàn tay nếu bị ảnh hưởng, thường thì bên kia cũng vậy. Bởi vì viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác, chẳng hạn như hệ thống tuần hoàn hoặc hệ hô hấp, viêm khớp dạng thấp được xếp vào bệnh hệ thống. “hệ thống” có nghĩa là “toàn bộ cơ thể”.

vicare.vn-7-tieu-chuan-chan-doan-viem-khop-dang-thap-body-1

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù các bác sĩ biết rằng phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch đóng vai trò hàng đầu trong tình trạng viêm và tổn thương khớp. Không ai biết chắc chắn tại sao hệ thống miễn dịch trở nên rối loạn, nhưng có bằng chứng khoa học cho thấy gen, hormone và các yếu tố môi trường là có liên quan đến quá trình sinh bệnh học.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có gene hla có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp năm lần so với những người không có dấu hiệu này. Vùng gene hla quy định kiểu hình kiểm soát các phản ứng miễn dịch. Các gen khác được coi là có liên quan với bệnh bao gồm: stat4, một gen đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa và kích hoạt hệ thống miễn dịch; traf1 và c5, hai gen liên quan đến phản ứng viêm mãn tính; và ptpn22, một gen liên quan đến cả sự phát triển và tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có các gen này đều mắc viêm khớp dạng thấp hoặc không phải tất cả những người mắc bệnh này đều có những gen này.

Các nhà nghiên cứu tiếp tục điều tra các yếu tố khác có thể đóng vai trò sinh bệnh. Những yếu tố này bao gồm các tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn hoặc vi rút, có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh ở người có gen đặc hiệu của bệnh khiến họ dễ mắc bệnh hơn; nội tiết tố nữ (70 phần trăm những người bị viêm khớp dạng thấp là phụ nữ); béo phì; và phản ứng của cơ thể với các tình trạng stress do chấn thương hoặc tinh thần. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố môi trường có thể đóng vai trò làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số yếu tố đó bao gồm tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu và phơi nhiễm nghề nghiệp với dầu khoáng và silica.

Tầm soát viêm khớp dạng thấp được không?

vicare.vn-7-tieu-chuan-chan-doan-viem-khop-dang-thap-body-2

Trong viêm khớp dạng thấp, giai đoạn tiền lâm sàng (lúc chưa có biểu hiện trên lâm sàng như đau, cứng khớp...), được đặc trưng bởi sự phá vỡ miễn dịch của cơ thể. Giả thuyết này được ủng hộ bằng sự phát hiện rằng các tự kháng thể, như kháng thể RF và kháng thể CCP, có thể được tìm thấy trong huyết thanh từ bệnh nhân nhiều năm trước khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, các kháng thể này không phải chỉ có trong khớp (tính không đặc hiệu của kháng thể) và vai trò của chúng trong sinh bệnh học vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu.

Tầm quan trọng của sự kết hợp các cơ chế sinh bệnh học có ý nghĩa nhấn mạnh trong thiết kế các liệu pháp trúng đích mức độ phân tử . Mặc dù đã hiểu biết như vậy, khoa học vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về con đường gây bệnh khởi bệnh của viêm khớp dạng thấp- đây là một rào cản khá lớn đối với việc chữa bệnh và phòng ngừa. Hai thập kỷ qua đã chứng kiến ​​một sự cải thiện đáng tiên lượng bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng mất vận động khớp, cứng khớp được mô tả trong các y văn trong lịch sử ngày nay rất ít gặp. Quá trình nghiên cứu ở mức độ phân tử để đưa ra các can thiệp sớm.

Tóm lại, viêm khớp dạng thấp cho tới thời điểm hiện tại là chưa thể tầm soát (là quá trình thực hiện xét nghiệm phát hiện bệnh trước khi có biểu hiện). Vì thế, việc phát hiện giai đoạn sớm của bệnh để được điều trị tích cực là phương pháp cho kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Dấu hiệu sớm giúp bạn nghi ngờ mình bị viêm khớp dạng thấp để đi khám bác sĩ cơ xương khớp

Ở giai đoạn đầu, những người bị viêm khớp dạng thấp có thể không thấy đỏ hoặc sưng ở khớp, nhưng họ có thể cảm thấy khó chịu và khi đụng vào thì đau/ hoặc đau.

  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ
  • Sụt cân
  • Cứng khớp
  • Đau khớp khi ấn
  • Nóng ấm vùng da quanh khớp bị ảnh hưởng

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp giai đoạn tiến triển

Những triệu chứng khớp sau đây gợi bệnh:

  • Đau khớp, đau, sưng hoặc cứng trong sáu tuần hoặc lâu hơn
  • Cứng khớp buổi sáng trong 30 phút hoặc lâu hơn
  • Nhiều hơn một khớp bị ảnh hưởng
  • Các khớp nhỏ (cổ tay, khớp nhất định của bàn tay và bàn chân) bị ảnh hưởng
  • Các khớp giống nhau ở cả hai bên của cơ thể bị ảnh hưởng
  • Cùng với cơn đau, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ.

Các triệu chứng và ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp có thể đến và đi. Một thời kỳ hoạt động bệnh cao (tăng viêm và các triệu chứng khác) được gọi là đợt bùng phát. Một đợt bùng phát có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

Mức độ viêm cao liên tục có thể gây ra vấn đề trên toàn cơ thể. Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan và hệ thống cơ thể:

Mắt. Khô, đau, đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và suy giảm thị lực

Miệng. Khô và kích ứng nướu hoặc viêm nướu

Da. Các nốt thấp khớp - các cục nhỏ dưới da trên các vùng xương

vicare.vn-7-tieu-chuan-chan-doan-viem-khop-dang-thap-body-3

Phổi. Viêm và sẹo nhu mô phổi có thể dẫn đến khó thở

Mạch máu. Viêm các mạch máu có thể dẫn đến tổn thương ở các dây thần kinh, da và các cơ quan khác

Máu. Thiếu máu, với số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thuộc bảng phân loại viêm khớp dạng thấp ARC năm 1987, nay ít dùng vì khi bệnh nhân đạt tiêu chuẩn này thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, có nội dung như sau:

  1. Tình trạng cứng khớp buổi sáng kéo dài khoảng 1 tiếng.
  2. Tình trạng viêm từ 3 khớp trở lên, biểu hiện của sự viêm là sự nóng, đỏ, đau tại vùng khớp
  3. Viêm khớp xảy ra đối xứng 2 bên. Các khớp bị ảnh hưởng xảy ra đối xứng 2 bên
  4. Viêm khớp bàn tay, trong các khớp bị ảnh hưởng phải có ít nhất 1 khớp bàn tay
  5. Nốt thấp.
  6. Yếu tố thấp RF trong huyết thanh
  7. Thay đổi hình ảnh của khớp bình thường trên phương tiện chẩn đoán hình ảnh như Xquang, CT, MRI.

Quy trình chẩn đoán hiện nay

Chẩn đoán ra có thể mất thời gian và có thể yêu cầu nhiều xét nghiệm để xác định chẩn đoán trên lâm sàng.

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Họ cũng sẽ thực hiện thăm khám các khớp của bạn. Quy trình khám này bao gồm:

  • Tìm kiếm tình trạng sưng và đỏ khớp
  • Kiểm tra phản xạ và sức cơ của bạn
  • Chạm vào các khớp bị ảnh hưởng để kiểm tra độ ấm và cảm giác đau

Vì không có xét nghiệm đơn lẻ nào có thể xác định chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ cơ xương khớp có thể sử dụng một số loại xét nghiệm khác nhau.

Bác sĩ có thể kiểm tra máu của bạn để tìm một số chất như kháng thể hoặc kiểm tra nồng độ của một số chất như chất phản ứng của giai đoạn cấp tính tăng cao trong phản ứng viêm.

Họ cũng có thể yêu cầu một số chẩn đoán hình ảnh. Các xét nghiệm không chỉ cho thấy nếu tổn thương khớp đã xảy ra mà còn độ nặng của tổn thương khớp như thế nào. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Siêu âm khớp
  • X-quang khớp
  • Chụp MRI khớp

Một quá trình thăm khám toàn thân và tầm soát các hệ cơ quan khác có thể cũng được thực hiện với một số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm máu trong viêm khớp dạng thấp

Có một số loại xét nghiệm máu giúp bác sĩ cơ xương khớp xác định bạn có bị viêm khớp dạng thấp hay không. Những xét nghiệm này bao gồm:

Xét nghiệm yếu tố thấp khớp. Xét nghiệm yếu tố rf kiểm tra một protein gọi là yếu tố thấp khớp RF. Nồng độ cao của yếu tố thấp khớp có liên quan đến các bệnh tự miễn, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm kháng thể protein (anti-CCP). Xét nghiệm này tìm kiếm một kháng thể liên kết với bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh cũng cho kết quả dương tính với kháng thể này.

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân nhằm kiểm tra hệ thống miễn dịch của bạn có tạo ra kháng thể không. Cơ thể của bạn có thể tạo ra các kháng thể như là một phản ứng trong nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp.

Tốc độ lắng của hồng cầu. Xét nghiệm esr giúp xác định mức độ viêm trong cơ thể bạn. Kết quả cho bác sĩ của bạn xem có viêm không. Tuy nhiên, xét nghiệm này không giúp chỉ ra nguyên nhân gây viêm.

Xét nghiệm C-reactive protein. Nhiễm trùng nặng hoặc viêm đáng kể ở bất cứ đâu trong cơ thể bạn có thể kích hoạt gan tạo ra c-reactive protein. Nồng độ cao của dấu hiệu viêm này có liên quan đến bệnh.

vicare.vn-7-tieu-chuan-chan-doan-viem-khop-dang-thap-body-4

Điều trị của viêm khớp dạng thấp

Không có cách chữa trị khỏi bệnh. Mục tiêu của điều trị là cải thiện chứng đau và sưng khớp và cải thiện khả năng thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Bắt đầu dùng thuốc càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa khớp của bạn bị tổn thương lâu dài hoặc có thể vĩnh viễn. Không có điều trị duy nhất làm việc cho tất cả các bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân phải thay đổi điều trị ít nhất một lần trong suốt cuộc đời.

Bệnh nhân nên bắt đầu điều trị bằng thuốc chống thấp khớp- được gọi là DMARD. Những loại thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn làm chậm quá trình tổn thương khớp. Thông thường, các bác sĩ kê toa DMARD cùng với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) và / hoặc corticosteroid liều thấp, để giảm sưng và đau. DMARD đã cải thiện rất nhiều sự đau đớn, sưng tấy và chất lượng cuộc sống cho gần như tất cả bệnh nhân.

DMARD thông thường bao gồm methotrexate (rheumatrex, trexall, otrexup, rasuvo), leflunomide (arava), hydroxychloroquine (plaquenil) và sulfasalazine (azulfidine).

Vàng từng là một DMARD hơn thường được tiêm dưới dạng cơ bắp (như myochrysine), nhưng cũng có thể được dùng dưới dạng thuốc viên - auranofin (ridaura). Minocycline kháng sinh (minocin) cũng là một DMARD, azathioprine (imuran) và cyclosporine (neoral, sandimmune, gengraf). Ba loại thuốc và vàng này hiện nay hiếm khi được kê đơn cho bệnh nhân, bởi vì các loại thuốc khác hoạt động tốt hơn hoặc có ít tác dụng phụ hơn.

Bệnh nhân với mức độ bệnh nặng có thể cần loại thuốc được gọi là chất đáp ứng sinh học (biologic agents). Chúng có thể chặn các tín hiệu hóa học của hệ miễn dịch của quá trình viêm và tổn thương mô / khớp. Các loại thuốc được fda chấp thuận thuộc loại này bao gồm abatacept (orencia), adalimumab (humira), anakinra (kineret), certolizumab (cimzia), etanercept (enbrel), golimumab (simponi) (kevzara) và tocilizumab (actemra). Cách sử dụng phổ biến hiện nay, bệnh nhân dùng loại thuốc này với methotrexate, vì sự kết hợp này thì làm tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc ức chế men janus (jak) là một loại DMARD khác. Những người không thể điều trị bằng methotrexate đơn độc có thể được kê đơn thuốc jak như tofacitinib (xeljanz) hoặc baracitinib (olumiant).

Sống cùng viêm khớp dạng thấp

Hoạt động thể chất hầu hết thời gian là điều quan trọng, nhưng đôi khi cần giảm hoạt động trong đợt cấp. Nói chung, khi khớp bị viêm thì hẳn hãy nghỉ ngơi, hoặc khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Vào những thời điểm này, hãy thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như bài tập căng cơ. Việc này sẽ giữ cho khớp linh hoạt.

Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, họ được khuyến khích thực hiện các bài tập thể lực mức độ trung bình, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và các bài tập để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và giảm áp lực lên khớp. Một nhà vật lý trị liệu có thể giúp bạn tìm ra loại hoạt động nào là tốt nhất cho bạn, và ở mức độ hoặc tốc độ nào bạn nên thực hiện.

Phát hiện ra rằng mình mắc bệnh mãn tính là một sự kiện thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Nó có thể gây ra lo lắng và đôi khi cảm giác bị cô lập hoặc trầm cảm. Nhờ các phương pháp điều trị được cải thiện rất nhiều, những cảm giác này có xu hướng giảm theo thời gian khi năng lượng được cải thiện, và đau và cứng khớp giảm. Hãy tham vấn với bác sĩ cơ xương khớp của bạn hoặc bác sĩ tâm lý về những cảm xúc của mình.

Chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

vicare.vn-7-tieu-chuan-chan-doan-viem-khop-dang-thap-body-5
Chế độ ăn giàu axit béo omega 3 nhằm cải thiện các triệu chứng

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề nghị một chế độ ăn kháng viêm nhằm cải thiện các triệu chứng. Chế độ ăn kiêng này bao gồm các loại thực phẩm có nhiều axit béo omega-3.

Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu
  • Hạt chia
  • Hạt lanh
  • Quả óc chó

Chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A, C và E, và selen, cũng có thể giúp giảm viêm. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm:

  • Quả việt quất, quả nam việt quất, quả goji và dâu tây
  • Sô cô la đen
  • Rau dền
  • Đậu thận
  • Hồ đào
  • Atisô

Ăn nhiều chất xơ cũng rất quan trọng, vì theo một số nhà nghiên cứu, chất xơ có thể giúp giảm đáp ứng với phản ứng viêm, biểu hiện bằng sự giảm nồng độ c-reactive protein. Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt, rau tươi và trái cây tươi.

Thực phẩm có chứa flavonoid (là một loại hợp chất chống oxy hóa) cũng có thể giúp chống viêm trong cơ thể. Chúng bao gồm:

  • Các sản phẩm từ đậu nành
  • Quả mọng
  • Trà xanh
  • Bông cải xanh
  • Nho

Những gì bạn không nên ăn được cũng quan trọng như những gì bạn nên ăn. Hãy chắc chắn để tránh thực phẩm kích thích phản ứng viêm. Chúng bao gồm carbohydrate và chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp nay không còn có ứng dụng nhiều, vì khi bệnh nhân đạt số điểm để thiết lập chẩn đoán, thì bệnh đã vào giai đoạn nặng, làm cho việc điều trị khó khăn hơn và tiên lượng xấu hơn. Vì thế, việc nhận biết sớm các dấu hiệu để đến bác sĩ, được chẩn đoán bệnh trong giai đoạn sớm (trong vòng 6 tháng đầu từ khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ viêm khớp dạng thấp) là cách tốt nhất tính cho đến y học bây giờ. Đây là bệnh lý mãn tính không lây và thực sự ảnh hưởng đến đời sống thể chất cũng như tinh thần của bệnh nhân, hãy tư vấn tâm lý với bác sĩ của bạn nếu cần để có một cuộc sống tốt nhất có thể với viêm khớp dạng thấp.

Xem thêm:

  • Thói quen bẻ khớp tay có hại không, có sao không?
  • Bị viêm đa khớp khi mang thai mẹ nên làm gì?
  • Tác hại đi giày cao gót chị em đọc xong phải rùng mình