5 sai lầm thường mắc khi chữa viêm họng

Mọi người thường có tâm lý chủ quan, cho rằng viêm họng là một căn bệnh nhẹ, không quá nguy hiểm nên thường có nhiều sai lầm trong quá trình điều trị và gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

5 sai lầm thường mắc khi chữa viêm họng 5 sai lầm thường mắc khi chữa viêm họng

Dưới đây là 5 sai lầm mọi người thường mắc phải khi điều trị bệnh viêm họng.

1. Không hiểu nguyên nhân vì sao viêm họng

Với khí hậu và thói quen sinh hoạt của người Việt Nam, viêm họng là loại bệnh thường gặp vào cả mùa đông lạnh hay mùa hè nóng bức. Đặc biệt với những người có sức đề kháng yếu thì khi gặp phải các yếu tố bên ngoài như vậy, vi khuẩn & virus rất dễ tấn công vùng họng gây để gây viêm họng.

Triệu chứng đầu tiên gặp phải khi viêm họng là nuốt đau, cảm giác vướng cổ, ho khan, hơi thở hơi nặng mùi.... Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống để lạnh, hay hít phải không khí ô nhiễm, người có tiền sử trào ngược dạ dày... cũng khó lòng mà không mắc phải chứng viêm họng.

vicare.vn-5-sai-lam-thuong-mac-khi-chua-viem-hong-body-1

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen lạm dụng thuốc khi chưa thực sự hiểu rõ căn nguyên bệnh của mình. Khi cảm thấy có những triệu chứng được nêu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề mình đang gặp phải. Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm để có biện pháp phòng tránh hợp lý, tránh tình trạng viêm họng lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của bản thân

2. Chủ quan trong việc điều trị bệnh sớm

Nhiều người thường có tâm lý chủ quan vì thường nghĩ viêm họng là căn bệnh thông thường, điều trị bệnh cũng dễ nên nhiều khi mặc dù biết mình mắc bệnh rồi nhưng vẫn không chịu điều trị bệnh. Chính những suy nghĩ này đã khiến cho các bạn gặp nhiều vẫn đề khi điều trị bệnh quá muốn.

Chữa viêm họng muộn thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị khỏi bệnh. điều trị bệnh càng muộn thì sẽ càng khó chữa khỏi hơn.

Chữa viêm họng muộn có thể sẽ điều trị không bệnh khiến bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và làm bạn bị viêm họng mãn tính.

3. Tự lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị

Chúng ta có 1 thói quen rất xấu đó là cứ hễ khi nào bị bệnh thì rất ít hay đi khám bác sĩ, đa số sẽ ra các quầy thuốc hỏi người bán thuốc và mua thuốc về uống. Đa phần những người bán thuốc họ thường chỉ khuyên ta dùng thuốc kháng sinh vì nó chữa khỏi nhanh triệu chứng bệnh khiến bạn cứ nhầm tưởng mình đã khỏi bệnh.

vicare.vn-5-sai-lam-thuong-mac-khi-chua-viem-hong-body-2

Chính những hành động này là rất nguy hiểm vì chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc khi đã xác định rõ nguyên nhân và triệu chứng viêm họng cụ thể thì mới đem lại hiệu quả.

Nếu viêm họng là do dị ứng, do thay đổi thời tiết thì không nhất thiết phải sử dụng đến thuốc kháng sinh, còn do virus thì kháng sinh không thể nào chữa được, nếu dùng lâu ngày sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

4. Không tuân theo hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ

Khi đang điều trị bệnh viêm họng thì các bạn cần tránh những loại thực phẩm không tốt như đồ chiên, đậu phộng, socola,... nhưng nhiều người chủ quan không tuân theo làm cho bệnh lâu khỏi, liên tục tái phát.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nhiều người không uống đúng mức, đều đặn, liên tục mà hay ngắt quãng, nhiều người còn tự dừng việc uống thuốc khi thấy đã khỏe hơn, triệu chứng giảm bớt. Việc làm đó hoàn toàn là sai vì lúc đó vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn, việc ngưng dùng thuốc sẽ làm cho vi khuẩn phục hồi và tiếp tục gây bệnh.

5. Súc họng bằng nước muối sai cách

Nước muối ấm có một công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của bạn, đơn cử như kích thích lưu thông máu tại chỗ, tập trung tế bào bạch cầu nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn và làm chắc chân răng. Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và cơn đau.

Tuy nhiên, nếu dùng nước muối không đúng cách thì nguy cơ bạn phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ là rất lớn. Bạn tuyệt đối không nên dùng nước muối ở nồng độ cao.

vicare.vn-5-sai-lam-thuong-mac-khi-chua-viem-hong-body-3

Ảnh minh họa

Không chỉ có thói quen súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao, nhiều người còn ngậm trực tiếp muối hạt vào miệng vì nghĩ cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhưng thực tế không phải vậy, nước muối ở liều cao là tác nhân chính khiến niêm mạc họng bị tổn thương về lâu dài còn khiến cơ thể bị dư thừa muối dẫn đến thận bị tổn thương, gây yếu xương, tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và đột quỵ.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm họng đúng cách?

- Đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng hoặc phòng khám uy tín để xác định: loại bệnh viêm họng, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tăng cường sức đề kháng (dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất)

- điều trị đồng thời các bệnh lý liên quan như: viêm xoang mũi, trào ngược dạ dày/thực quản. Tuyệt đối không để dịch từ mũi chảy xuống cổ họng và nên ngủ kê cao đầu để tránh axit trào ngược lên họng.

- Đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

vicare.vn-5-sai-lam-thuong-mac-khi-chua-viem-hong-body-4

Ảnh minh họa

- Hạn chế sử dụng kháng sinh tràn lan, kéo dài liên tục bởi có nguy cơ ảnh hưởng tới: gan, thận, dạ, dày,... và có nguy cơ kháng kháng sinh gây nguy hiểm về sau.

- Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Trường hợp người bệnh đã đi khám chuyên khoa, dùng tất cả các cách điều trị viêm họng phổ biến mà vẫn có nguy cơ tái phát hoặc không có kết quả, thì nên tìm hiểu và tham khảo ngay cách điều trị căn bệnh bằng biện pháp bền vững hơn, có thể tác động vào rễ căn nguyên của bệnh.

Bệnh viêm họng tuy là bệnh phổ biến và hết sức thông thường nhưng nếu bạn không biết cách điều trị bệnh đúng cách và kịp thời. Chính vì vậy, hãy học cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình từ những căn bệnh thông thường nhất.

Xem thêm:

  • Thế nào là bệnh viêm họng mãn tính?
  • 6 loại thực phẩm cần tránh khi bị viêm họng