5 phương pháp tránh thai hiện đại mà vô cùng hiệu quả

Kế hoạch hoá gia đình luôn là khẩu hiệu thường xuyên được tuyên truyền trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Làm sao để tránh thai hiệu quả? Đây là bài toán đau đầu của các cặp vợ chồng. HoiBenh mách bạn 5 phương pháp tránh thai hiện đại mà vô cùng hiệu quả.

5 phương pháp tránh thai hiện đại mà vô cùng hiệu quả 5 phương pháp tránh thai hiện đại mà vô cùng hiệu quả

Kế hoạch hoá gia đình luôn là khẩu hiệu thường xuyên được tuyên truyền trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Làm sao để tránh thai hiệu quả? Đây là bài toán đau đầu của các cặp vợ chồng. HoiBenh mách bạn 5 phương pháp tránh thai hiện đại mà vô cùng hiệu quả.

1. Thuốc tiêm - biện pháp tránh thai hiện đại, hiệu quả

Thuốc tiêm tránh thai chứa một hàm lượng cao hormone progestin, có tác dụng làm ức chế rụng trứng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng di chuyển, làm mỏng nội mạc tử cung và giảm nhu động vòi trứng. Mỗi mũi tiêm tránh thai sẽ có tác dụng trong vòng 3 tháng. Mũi tiêm đầu được tiêm trong 5 ngày đầu của thời gian hành kinh.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả tránh thai cao, lên đến 97%, thời gian kéo dài, rất tiện cho những người không sử dụng được thuốc tránh thai hàng ngày.

Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này cũng có thể gây ra tình trạng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, kinh không đều hoặc không có kinh. Ngoài ra, khi tiêm thuốc tránh thai trong thời gian dài, phụ nữ có thể gặp tình trạng cương đau ngực hoặc trầm cảm. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng thuốc và kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ.

vicare.vn-5-phuong-phap-tranh-thai-hien-dai-ma-vo-cung-hieu-qua-body-1

2. Màng ngăn âm đạo

Màng tránh thai có dạng hình vòm, nông, dẻo được làm từ latex để đặt vào âm đạo hoặc cổ tử cung. Chúng tạo thành một vật cản tuyệt vời đối với các tinh trùng. Màng tránh thai có thể co giãn, do đó phù hợp với mọi kích cỡ âm đạo.

Màng tránh thai sẽ được đặt vào âm đạo trước khi giao hợp. Khi sử dụng màng tránh thai thì hầu như mọi phụ nữ đều không hề cảm thấy khó chịu. Lớp màng cũng không cần phải lấy ra mà sẽ tự hấp thụ cùng với tinh trùng để theo dịch tiết âm đạo đưa ra ngoài. Lợi thế chính của màng tránh thai là cho phép giao hợp một cách tự nhiên và đảm bảo tỷ lệ tránh thai là 92 – 96%, tương đương với viên thuốc tránh thai mà không gây hại đến sức khỏe như thuốc.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp tránh thai này, bạn vẫn có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Hơn nữa, giá thành của chúng cũng khá đắt so với một sản phẩm dùng một lần.

3. Que cấy tránh thai

Đây là phương pháp tránh thai rất hiệu quả nhưng còn khá mới ở nước ta. Implanon hiện đang là loại que cấy được lưu hành tại Việt Nam. Phương pháp tránh thai này sử dụng các que nhỏ như que diêm chứa hormone etonogestrel, cấy vào dưới da. Các que cấy này sẽ được đưa vào vùng da dưới cánh tay, sau đó hormone sẽ được phóng thích vào cơ thể, tạo tác dụng ngừa thai. Ưu điểm của loại que cấy này là có thể có tác dụng lên đến 5 - 7 năm. Hiệu quả ngừa thai của Implanon là: 99.95%. Sau khi ngừng sử dụng, bạn vẫn sẽ nhanh chóng hồi phục khả năng mang thai trở lại. Bạn cũng có thể lấy que cấy bất cứ khi nào muốn có thai trở lại.

Cũng như các phương pháp tránh thai có chứa hormone, que cấy tránh thai cũng gây ra những ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong vài tháng đầu, có thể bạn sẽ gặp tình trạng kinh ít hơn, ngắn hơn hoặc tình trạng rong kinh, không có kinh. Ngoài ra, có một số trường hợp gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,... nhưng sẽ giảm dần theo thời gian. Những người mắc u gan, thuyên tắc phổi, ung thư vú hoặc nghi ngờ có thai,... cũng không nên sử dụng phương pháp tránh thai này. Chính vì thế, bạn cần phải đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn trước khi quyết định cấy que tránh thai.

4. Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone. Sản phẩm này sẽ giúp cơ thể giải phóng hormone có khả năng ngăn chặn quá trình thụ thai trong vòng 1 tuần, nếu sử dụng đúng cách sẽ đạt hiệu quả lên đến 99%.

Ưu điểm là tiện dụng, các chị em có thể dán vào bất kỳ vị trí kín đáo trên cơ thể nhé (lưu ý không dán lên ngực hoặc vùng da bị trầy xước). Hiệu quả cao, không bị quên như khi uống thuốc.

Một số tác dụng phụ của miếng dán như: có thể bị kích ứng da,căng ngực, nhức đầu, buồn nôn, tâm trạng thay đổi thất thường... Những người bị bệnh tim mạch, bệnh về gan và túi mật, tiểu đường, ung thư vú không được sử dụng miếng dán này.

vicare.vn-5-phuong-phap-tranh-thai-hien-dai-ma-vo-cung-hieu-qua-body-2

5. Thuốc diệt tinh trùng

Chất diệt tinh trùng là chế phẩm hóa học, có khả năng tiêu diệt tinh trùng trước khi chúng bơi vào tử cung. Chất diệt tinh trùng sẽ được đặt sâu vào trong âm đạo, gần cổ tử cung trước khi quan hệ tình dục. Thuốc có nhiều dạng như bọt, kem, gel,... được đưa vào trong âm đạo bằng một dụng cụ đặc biệt.

Một số chất diệt tinh trùng sẽ có hiệu quả tránh thai gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, đa phần các chất sẽ được đặt vào âm đạo ít nhất 15 phút trước khi quan hệ tình dục. Ưu điểm của loại thuốc này là dễ sử dụng, hiệu quả tránh thai cao, có thể ngừng sử dụng bất cứ lúc nào mà không gây ảnh hưởng đến người sử dụng.

Thuốc diệt tinh trùng chỉ có hiệu quả trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng. Nếu thời gian quan hệ trên 1 giờ hoặc quan hệ thêm lần nữa thì bạn cần phải sử dụng lại chất diệt tinh trùng. Khi sử dụng thuốc diệt tinh trùng, bạn cũng cần lưu ý không rửa âm đạo trong ít nhất 6 giờ sau khi quan hệ.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây kích ứng cho cả nữ giới lẫn bạn tình, nhất là khi dùng nhiều lần trong ngày. Thuốc cũng có thể gây ra tình trạng phá vỡ môi trường pH bên trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập, gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho cả nam và nữ giới. Thuốc cũng không thể phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Mong rằng với 5 phương pháp kể trên, các bạn có thể tìm cho mình biện pháp tránh thai phù hợp với nhu cầu và thể chất nhất. Chúc các bạn luôn tràn đầy sức khoẻ và hạnh phúc viên mãn!

Xem thêm:

  • Các biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn cho chị em
  • Thuốc tránh thai hàng ngày: Dùng thế nào cho đúng?
  • Nên làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai