5 mẹo cực hay giảm ngay đau khớp vai tại nhà

Đau khớp vai là triệu chứng thường gặp ở người trung - cao tuổi và những người sử dụng động tác tay, vai với tần suất cao. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau, mỏi khớp vai tuy nhiên phần lớn các trường hợp chỉ gây những cơn đau nhẹ và ngắn ngày cho người bệnh, cơn đau khớp vai sẽ biến mất trong khoảng 2 tuần.

5 mẹo cực hay giảm ngay đau khớp vai tại nhà 5 mẹo cực hay giảm ngay đau khớp vai tại nhà

Trong trường hợp cơn đau nhẹ và mới xuất hiện, bạn có thể thử các mẹo đơn giản dưới đây để làm dịu cảm giác đau.

5 bài tập làm dịu cơn đau khớp vai dễ thực hiện tại nhà

1. Duy trì cử động và di chuyển vai nhẹ nhàng

Giữ các hoạt động nhẹ nhàng để cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động. Điểm này sẽ giúp vai không bị cứng. Tạo nhịp độ cho bản thân để bắt đầu và cố gắng cử động thêm một chút mỗi ngày. Cố gắng tránh những cử động mạnh gây đau, đặc biệt là những tư thế giữ canh tay cao hơn vai trong thời gian dài.

vicare.vn-5-meo-cuc-hay-giam-ngay-dau-khop-vai-tai-nha-body-1

2. Thử tập một số bài tập chữa đau khớp vai để giảm nhẹ cơn đau

Một số bài tập chữa đau khớp vai rất có hiệu quả trong việc giảm nhẹ triệu chứng đau nhức vai như:

Bài tập kéo căng vai

Đứng thẳng và nâng vai lên, giữ trong 5 giây. Siết chặt xương bả vai của bạn ( ra phía sau) và giữ trong 5 giây. Kéo xương bả vai của bạn xuống và giữ trong 5 giây. Thư giãn và lặp lại 10 lần.

Bài tập con lắc

Đứng, đặt tay không đau lên 1 vật chắc chắn là điểm tựa. Để cánh tay kia của bạn rủ xuống và cố gắng xoay nhẹ về phía sau và phía trước theo chuyển động tròn. Lặp lại khoảng 5 lần. Hãy thử 2 lần 3 lần một ngày.

Bài tập với cửa

Đứng trong một ô cửa, đặt hai tay lên tường, hơi cao hơn đầu. Từ từ nghiêng về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy vai trước được kéo căng ra. Giữ trong 15 - 30 giây. Lặp lại 3 lần. Tuy nhiên, bài tập này không phù hợp nếu bạn đang gặp vấn đề về khớp vai.

3. Giữ tư thế đứng thẳng, vai hơi hướng ra phía sau

Giữ một tư thế đứng hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng. Khi đứng sai tư thế, vai sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn khi di chuyển, từ đó làm nặng thêm các triệu chứng của cơn đau.

4. Đặt 1 chiếc gối sau lưng dưới khi ngồi, để tay thả lỏng và thư giãn

Đừng ngồi nghiêng và dùng tay của bạn làm trụ, điều này sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn. Ngồi thẳng với 1 chiếc gối đặt sau lưng dưới, thả lỏng, thư giãn cánh tay (có thể để tay lên 1 chiếc gối khác đặt trong lòng bạn) để vai được thư giãn một cách tối đa.

5. Sử dụng các biện pháp giảm đau: thuốc giảm đau paracetamol, ibuprofen hoặc chườm nóng, lạnh.

Một liều thuốc giảm đau sẽ làm giảm nhanh cơn đau khớp vai. Bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc bôi hoặc dán ngoài da để giảm đau.

Chườm vị trí đau bằng 1 trong 2 cách sau: Chườm lạnh trong 5 phút, mỗi ngày 3 lần hoặc chườm ấm trong 20 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.

vicare.vn-5-meo-cuc-hay-giam-ngay-dau-khop-vai-tai-nha-body-2

Ngoài ra, KHÔNG NÊN thực hiện các điều dưới đây:

  • Dừng hoàn toàn các hoạt động của vai.
  • Tập các bài tập nặng hoặc sử dụng các dụng cụ tập nặng của phòng gym.
  • Ngồi gù lưng hoặc các tư thế gây đau, gây áp lực lên vai.

Đau khớp vai - khi nào thì nên đến gặp bác sỹ?

Tuy cơn đau khớp vai là rất phổ biến, bạn cũng nên theo dõi thật thận trọng. Hãy đi khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa nếu gặp phải một trong các tinh trạng sau:

  • Cơn đau khớp vai xảy ra đột ngột và rất nặng.
  • Cơn đau nặng thêm hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần.
  • Cử động tay và vai rất khó, đau khớp vai không nhấc tay lên được.
  • Cơn đau xuất hiện sau một chấn thương hoặc tai nạn ( ví dụ như ngã).
  • Tay hoặc vai sưng, to lên.
  • Cơn đau vai kèm tê bì trong thời gian dài.
  • Không còn cảm giác ở vai hoặc tay.
  • Tay và vai nóng hoặc lạnh khi sờ.

Đây có thể là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng như gãy xương, bong gân, giãn/đứt dây chằng, bệnh viêm cơ vai hay bệnh viêm quanh khớp vai có thể dẫn đến tàn phế.

Xem thêm:

  • Cách phòng bệnh đau khớp vai khi chơi thể thao
  • Bệnh đông cứng khớp vai và phương pháp vật lý trị liệu điều trị nó
  • Bị trật khớp vai phải làm sao?
  • Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa viêm khớp gối