5 cách để đối phó với thay đổi của bàn chân theo thời gian

Theo thời gian, nhiều sự thay đổi của bàn chân làm cho bạn khó khăn hơn trong việc chọn giày, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ của bạn, Vậy chúng ta phải làm gì để đối phó với chúng?

5 cách để đối phó với thay đổi của bàn chân theo thời gian 5 cách để đối phó với thay đổi của bàn chân theo thời gian

Theo thời gian, nhiều sự thay đổi của bàn chân làm cho bạn khó khăn hơn trong việc chọn giày, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ của bạn. Vậy chúng ta phải làm gì để đối phó với chúng?

Khi còn trẻ, Barbara Longworth (người Chicago) thích đi giày cao gót vào những dịp đặc biệt, như đi tiệc, đám cưới và ăn tối tại các nhà hàng sang trọng. Nhưng qua năm tháng, chân của cô thay đổi hình dạng và dường như to hơn.

Trong 15 năm qua, Longworth chỉ đi giày thể thao New Balance bởi vì hãng này có nhiều loại giày cỡ lớn. Longworth chia sẻ: "Tôi không còn đi những đôi giày cao gót lấp lánh nữa. Tôi vẫn đi qua các cửa hàng giày và ngắm nhìn những đôi giày đẹp nữ mũi nhọn, cao 10 cm với ánh mắt ngưỡng mộ. Tuy nhiên chúng sẽ không phù hợp với tôi bây giờ nữa.”

Khi chúng ta có tuổi, kích thước chân thường lớn hơn. Qua nhiều năm, chân bạn có thể bị thoái hóa, giãn dây chằng, đau khớp và có thể dẫn đến viêm khớp, theo tiến sĩ chỉnh hình Megan Leahy. Sự thoái hóa các dây chằng có thể khiến đôi chân to hơn. Ví dụ, Longworth, một giáo viên về hưu đã bị viêm khớp trong hơn 40 năm. Bà chia sẻ: "Chân tôi đang liên tục thay đổi do viêm khớp. Các xương bàn chân tôi thay đổi và di chuyển vị trí."

dau ban chan

Qua thời gian, chân có thể bị thoái hóa, dãn dây chằng...

Khi dây chằng ở bàn chân bị giãn rộng, bàn chân không chỉ to hơn về kích thước. Leahy nói. "Khi bàn chân bạn mất đi cấu trúc ban đầu, bàn chân sẽ lớn hơn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dễ bị tăng kích thước bàn chân. Trong khi mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất hormone relaxin, giúp thư giãn các dây chằng ở xương chậu, làm mềm và mở rộng cổ tử cung. Các hormone này cũng khiến dây chằng ở bàn chân giãn rộng và có thể làm bàn chân to hơn.

Một ngày gần đây, 3 người đi đến tiệm giày Alamo ở Chicago vì đôi giày của họ quá chật. Nhân viên bán hàng cho biết, 3 vị khách đến cửa hàng vì giày của họ không còn phù hợp. Hiện tượng này khá phổ biến. Hầu hết ngày nào cũng có từ 1-5 khách hàng đến mua giày mới vì kích thước đôi giày cũ không còn vừa với họ nữa.

Bệnh tiểu đường cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề của bàn chân, theo tiến sĩ chỉnh hình Andrew Shapiro (New York). Ví dụ, bệnh nhân tiểu đường có thể phát triển thành bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh này khiến bệnh nhân mất cảm giác ở lòng bàn chân. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi vì người bệnh có thể phá vỡ da ở lòng bàn chân và không nhận ra điều đó. Shapiro chia sẻ: "Tôi có một bệnh nhân đi giày cả ngày mà bên trong giày có kính mắt.”

Mọi người cần một số bước để giảm đau chân hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, viêm khớp và giãn dây chằng, Leahy và Shapiro nói. Dưới đây là một số gợi ý:

- Đừng coi thường hiện tượng đau chân: Nhiều người sống với bệnh đau chân và không chịu đi khám bác sĩ cho đến khi họ không thể chịu đựng được. Hãy đi khám bác sĩ ngay để có lời khuyên hữu ích.

dau chan

- Gặp bác sĩ chuyên khám bàn chân khi bạn nhận thấy sự thay đổi lớn ở độ dày hay độ rộng bàn chân. Thông thường bác sĩ có thể tiến hành chỉnh hình hoặc thay thế lót giày. Bác sĩ có thể tạo khuôn bàn chân của bệnh nhân để sản xuất lót giày phù hợp, giá từ 200 đến 800 USD một cặp. Lót không tùy chỉnh có giá từ 20 đến 180 USD một cặp.

- Nếu khi thử giày bạn không thấy thoải mái, đừng mua nó với hy vọng dần dần bạn sẽ đi vừa. Một đôi giày có thể nhìn rất đẹp, nhưng nếu nó không phù hợp ngày từ lần đầu tiên bạn thử chúng, bạn không nên mua nó. Tốt nhất hay đi mua giày vào cuối ngày, vì khi đó đôi chân đang giãn nhẹ. Đi giày hơi lỏng sẽ tốt hơn.

- Theo dõi sự phát triển của móng chân, hiện tượng rát hoặc ngứa ran ở bàn chân. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề lưu thông, mà có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Những người bị bệnh tiểu đường và chưa có kinh nghiệm về các vấn đề của chân có thể tự điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám bác sĩ thường xuyên, theo dõi lượng đường trong máu và có chế độ ăn uống cân bằng.

- Không cần phải đi một cỡ giày trong nhiều năm: Do suy thoái dây chằng, tiểu đường và viêm khớp, một số người có thể tăng nửa kích thước giày trong 10 năm. Rất nhiều người cho rằng mình chỉ có một cỡ giày mặc định. Tuy nhiên, ngay cả trong cùng một thương hiệu giày còn có thể có sự không nhất quán trong các kích cỡ.

Nguồn: Health.usnews