5 bước chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
Sốt phát ban là một trong những căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em và nhất là trong nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị ngay tại nhà nhưng các bậc cha mẹ cũng đừng quá coi thường bệnh. Những cách chữa trị dân gian như kiêng gió, kiêng tắm, kiêng ăn... là những điều không có cơ sở.
5 bước chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
Sốt phát ban là một trong những căn bệnh rất thường gặp ở trẻ em và nhất là trong nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị ngay tại nhà nhưng các bậc cha mẹ cũng đừng quá coi thường bệnh. Những cách chữa trị dân gian như kiêng gió, kiêng tắm, kiêng ăn... là những điều không có cơ sở. Dưới đây là 5 bước chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà mà các bậc cha mẹ nên nằm lòng ghi nhớ.
Hiện tượng sốt phát ban ở trẻ
Khi trẻ còn nhỏ thì cơ thể còn đang rất yếu, sức đề kháng rất kém và lượng kháng thể tự nhiên chưa có nhiều, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện... Tất cả những yếu tố này đều là nguyên nhân khiến bệnh sốt phát ban có cơ hội xuất hiện.
Mỗi trẻ đều bị sốt phát ban ít nhất một lần trong đời, thậm chí ở một số trẻ còn xuất hiện nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Như đã nói ở trên, bệnh không quá nguy hiểm do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus lành tính (gồm virus sởi, virus gây bệnh Rubella, Adeno virus, Echo virus, nhóm virus Enterovirus...), và nếu trẻ được chăm sóc thì bệnh có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày tại nhà.
Bệnh có đặc điểm là rất dễ lây lan trong không khí và bùng phát thành dịch, nhất là trong các môi trường đông người như nhà trẻ, trường học, trường mẫu giáo. Việc điều trị bệnh sốt phát ban tại nhà phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, không được tự tiện mua và dùng thuốc để chữa trị cho bé.
Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ nhỏ
Khoảng thời gian trước khi bệnh sốt phát ban chưa gây tình trạng phát ban thì bản thân bé sẽ có những thay đổi như:
- Hay quấy khóc và đặc biệt là quấy khóc về đêm.
- Bé bị sốt, sổ mũi, ho.
- Khả năng cao bé sẽ bị tiêu chảy.
Vài ngày sau khi những triệu chứng trên xuất hiện thì cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân – gọi là phát ban. Bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của bệnh lại vô cùng nguy hiểm khi có khả năng gây ra tỉ lệ tử vong cho trẻ như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não...
Số phát ban cũng có những tính chất đặc thù tùy theo nguyên nhân gây bệnh, điển hình như 2 trường hợp sau:
- Ban do virus sởi (ban đỏ): Khi mới mắc bệnh thì trẻ thường sẽ bị sốt, sau khi cơn sốt giảm dần thì vài ngày sau trên cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ li ti. Những nốt đỏ này sẽ nhanh chóng lan ra toàn cơ thể của trẻ - gọi là phát ban đỏ. Khi các lớp ban biến mất thì thường để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng.
- Ban do virus Rubella (ban đào): Trẻ cũng bị sốt khi mới bị nhiễm bệnh những tình trạng phát ban thường bắt đầu từ mặt, kéo dài từ 2 – 3 ngày và các lớp ban lan xuống tới tận bạn chân. Ban do virus Rubella có đặc điểm dễ nhận biết nhất, các lớp ban thường dày và có màu nhạt, đồng thời thường kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, sưng hạch cổ và thậm chí là đau khớp.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Dưới đây là 5 bước chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà mà các bậc cha mẹ có thể sử dụng để vừa ngăn ngừa bệnh lây lan, vừa chữa trị bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Hạ sốt cho trẻ đúng cách
Khi trẻ bị sốt phát ban từ 38 độ C trở lên thì bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cho trẻ, cứ từ 4 - 6 giờ lại cho sử dụng một lần. Đồng thời làm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm (nhúng khăn vào nước ấm rồi lau cơ thể của trẻ) để tránh biến chứng co giật.
Uống các loại thảo dược
Giảm mức độ đau họng và tình trạng ho cho trẻ bằng cách cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược như gừng hấp mật ong chẳng hạn.
Thông mũi cho trẻ
Làm thông mũi cho trẻ để trẻ có thể thở một cách dễ dàng hơn, ăn uống thuận tiện hơn và bú sữa mẹ đỡ bị cản trở hơn. Bố mẹ có thể dùng khăn giấy mềm chấm vào nước muối pha loãng để lau mũi cho trẻ.
Chế độ ăn hợp lý
Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh sốt phát ban thuyên giảm. Hãy cố gắng cho trẻ dùng thức ăn ở dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và vẫn chứa đủ các chất dinh dưỡng như cháo dinh dưỡng, sữa dinh dưỡng, súp... Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước ép trái cây cũng rất tốt.
Kiêng kỵ
Kiêng gió có nghĩa là không cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Kiêng nước có nghĩa là không tắm rửa quá nhiều khi da trẻ có dấu hiệu phát ban. Còn lại, hãy luôn đảm bảo cơ thể trẻ được sạch sẽ và khô thoáng.
Ngoài ra:
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân và khu vực bị nghi ngờ đang có dịch sốt phát ban.
- Tiêm vắc-xin chủng ngừa cho trẻ. Vắc-xin bệnh sởi được dùng khi trẻ được 9 tháng tuổi. Vắc-xin bệnh quai bị và Rubella được dùng khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi.
- Khi phát hiện trẻ bị sốt cao mà không có hiện tượng thuyên giảm, mắt lừ đừ, ngủ li bì, cơ thể bị co giật và hơi thể không đồng đều thì bố mẹ phải đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị bệnh hoặc biến chứng của bệnh kịp thời.
Trên đây là những điều mà bạn cần biết về bệnh sốt phát ban và 5 bước chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà một cách hiệu quả nhất để có thể giúp trẻ mau khỏi bệnh. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh!