4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập

Có những bài tập yoga tưởng rất dễ dàng nhưng tiềm ẩn nguy hiểm không thể xem thường. Hãy lưu ý khi thực hiện mỗi một trong 4 tư thế yoga như sau đây,

4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập 4 tư thế yoga không phải ai cũng nên tập

Có những bài tập yoga tưởng rất dễ dàng nhưng tiềm ẩn nguy hiểm không thể xem thường. Và cũng có những tư thế yoga không dành cho những người bị các loại bệnh xương khớp hay có tiền sử chấn thương. Ngoài việc giữ sự tập trung, thiền tịnh và kiên nhẫn, khi thực hiện mỗi một trong 4 tư thế yoga như sau đây, bạn cần hết sức cân nhắc, lưu ý và tốt nhất có người hướng dẫn bên cạnh để đề phòng chấn thương.

1. Tư thế cây nến (Sarvangasana)

Theo MSN, tư thế cây nến (Sarvangasana) có tác dụng hỗ trợ tuyến giáp và điều tiết quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên nó nén cột sống và gây áp lực lên cổ. Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc đau cổ từ trước, hãy tránh động tác này. Trong trường hợp vẫn muốn thử, lưu ý không cử động cổ trong khi tập.


Tư thế cây nến

2. Tư thế góc cố định (Baddha Trikonasana)

Bài tập này hoàn toàn không dành cho những ai mới bắt đầu. Động tác giúp mở hông này có thể gây khó khăn cho người đã dày dặn kinh nghiệm. Nó dễ dàng dẫn đến chấn thương gân kheo, nhất là khi bạn nóng vội duỗi thẳng chân. Cách tốt nhất để tập tư thế này một cách an toàn là có chuyên gia bên cạnh chỉ dẫn.

Tư thế góc cố định

3. Tư thế gập người (Uttanasana)

Tư thế này rất tốt để mở gân kheo, bắp chân, hông, đồng thời kích thích hoạt động của gan và thận. Tuy nhiên bạn không nên tập nếu bị đau lưng. Kể cả khi sức khỏe bình thường cũng không nên ép bản thân vì sẽ gây tác dụng ngược. Nếu cảm thấy khó gập người, bạn có thể cong đầu gối xuống hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chứ không nên cố quá sức.

Tư thế gập người

4. Tư thế lạc đà (Ustrasana)

Tư thế yoga này được cho là giúp xua tan mọi cơn mệt mỏi, lo âu cùng các bệnh hô hấp nhưng lại có thể gây đau cổ. Nếu bạn từng bị một vấn đề nào đó về cột sống, hãy bỏ qua động tác này. Trong mọi trường hợp, bạn đừng vội vàng khi tập yoga bởi bộ môn này đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Bạn cũng không cần bỏ yoga ngay lập tức nếu bị chấn thương. Điều quan trọng là biết lắng nghe cơ thể và luôn cẩn thận.

Tư thế lạc đà

Nguồn: Vnexpress

>>> Xem thêm: 10 tư thế yoga thú vị để tập cùng người yêu