15 sự thật về sinh thường không nói thì ít mẹ bầu nào biết đến

Cơn co thắt tử cung, sự đau đớn khi sinh con, cũng như thay đổi lớn về mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể đẩy cảm xúc của bạn đến mức cực đoan. Mỗi lần sinh là một trải nghiệm mới mẻ, mẹ bầu hãy chuẩn bị ngay bây giờ với 15 bí mật mà chỉ đến khi sinh bạn mới biết được.

15 sự thật về sinh thường không nói thì ít mẹ bầu nào biết đến 15 sự thật về sinh thường không nói thì ít mẹ bầu nào biết đến

Mỗi lần sinh là một trải nghiệm mới mẻ, mẹ bầu hãy chuẩn bị ngay bây giờ với 15 bí mật mà chỉ đến khi sinh bạn mới biết được. Bài viết này dựa trên những thông tin về quá trình sinh theo chuẩn các nước tiên tiến. Có thể một số thông tin khác biệt với việc sinh ở các khu vực sinh sống của Việt Nam

Bạn sẽ “bùng nổ” thực sự

Cơn co thắt tử cung, sự đau đớn khi sinh con, cũng như thay đổi lớn về mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể đẩy cảm xúc của bạn đến mức cực đoan. Để kiểm soát tình huống, bạn nên tìm hiểu trước về quá trình chuyển dạ bằng cách đọc sách, tìm hiểu qua báo chí hoặc tham gia các lớp học tiền sản để giảm tránh những cơn đau chuyển dạ, học một số tư thế rặn hoặc cách thở cũng sẽ giúp mẹ sinh dễ dàng hơn

Bạn sẽ bị tiêm rất nhiều lần

Tin buồn cho các mẹ sợ tiêm đó là bạn sẽ phải tiêm khá nhiều mũi trước khi sinh. Vì thế, bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cho việc này, đặc biệt là những mẹ có ven nhỏ, khó lấy. Việc tiêm ở những bà mẹ sinh thường trên thế giới được phổ biến rộng rãi. Nhưng thực tế tại Việt Nam, tiêm kích đẻ có thể tiêm 1 lần hoặc nhiều lần tuỳ thuộc chỉ định của bác sĩ.

vicare.vn-15-su-that-ve-sinh-thuong-khong-noi-thi-it-me-bau-nao-biet-den-body-1

Làm quen với máy đo huyết áp

Trước, trong và sau khi sinh, bạn sẽ phải làm quen với máy đo huyết áp vì đây sẽ là công cụ giúp bác sĩ theo dõi được nhịp tim và huyết áp của bạn trong thai kỳ. Đo huyết áp là quá trình không thể thiếu trong lúc mẹ chuyển dạ.

Phải tiếp xúc với rất nhiều y bác sĩ

Chỉ trong vài ngày, bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều khuôn mặt lạ lẫm, hỏi thăm bạn các câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe cá nhân, yêu cầu bạn ký nhiều loại giấy tờ liên quan đến việc nhập viện và sinh nở. Với những gia đình sinh con đầu tiên việc gặp gỡ nhiều bác sĩ, y tá là điều không thể tránh khỏi. Khi đến bệnh viện, người nhà phải làm các thủ tục, đóng tiền viện phí, lấy đồ dùng khi nằm viện, di chuyển nhiều khu trong viện...

Các bác sĩ có thể sẽ phải chọc vỡ ối của bạn

Bác sĩ có thể sẽ sử dụng thủ thuật để chọc vỡ ối giúp bạn sinh nhanh hơn, đồng thời, việc làm này cũng sẽ khiến cơn co thắt tử cung trở nên mạnh hơn. Tất nhiên là, bạn không thể làm gì khác ngoài việc...cầu nguyện và hi vọng vào sức mạnh của thuốc gây tê màng cứng. Đối với những mẹ bầu sinh khó, hoặc sợ đau khi sinh..., thì phương pháp gây tê màng cứng là lựa chọn tốt nhất để cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi. Với phương pháp gây tê màng cứng, các mẹ bầu sẽ ít phải chịu đau hơn, đỡ mất sức hơn. Các mẹ sinh mổ khi vào phòng phẫu thuật cũng được bác sĩ tiến hành phương pháp gây tê này để quá trình mổ để diễn ra dễ dàng hơn.

Thủ thuật gây tê màng cứng này được tiến hành khi các mẹ bầu đã vỡ ối và bắt đầu co bóp tử cung. Sau khi được tiêm thuốc tê vào cơ thể, các mẹ sẽ mất đi cảm giác đau từ bụng đến hai chân nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Đừng lo lắng vì các mẹ vẫn có thể cảm nhận được những cơn co tử cung khi sinh như bình thường

Chỉ duy nhất 1 người thân được phép ở cùng bạn trong phòng sinh

Dù sao đi chăng nữa, việc này hoàn toàn là muốn tốt cho bạn. Để việc sinh nở thuận lợi nhất, bạn cần yên tĩnh và tập trung. Quá nhiều người thân ở bên cạnh có thể khiến bạn bồn chồn, lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Tuỳ thuộc vào nơi bạn đăng kí sinh chứ không hẳn cơ sở y tế nào cũng cho phép người nhà vào phòng sinh. Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội, một số bênh viện tư nhân cho phép người nhà vào cùng như: Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.

vicare.vn-15-su-that-ve-sinh-thuong-khong-noi-thi-it-me-bau-nao-biet-den-body-2
Khi sinh nở ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế, sẽ chỉ có duy nhất một người thân được phép vào phòng sinh cùng với bạn.

Cảm giác tê khi gây tê ngoài màng cứng

Khi bị gây tê ngoài màng cứng, bạn sẽ cảm giác tê liệt tạm thời từ vùng thắt lưng trở xuống, thậm chí bạn không thể cảm giác được hoạt động của ngón chân của mình.

Ống thông tiểu

Với các mẹ lựa chọn phương pháp sinh không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng hoặc đẻ mổ, thuốc gây tê sẽ khiến bạn không nhận biết được khi cần đi tiểu. Trong trường hợp này, ống thông tiểu sẽ là dụng cụ hữu ích cần thiết cho đến khi bạn sinh.

Vết rạch tầng sinh môn

Dù đây là điều không mong muốn, vết rách này không quá đáng ngại. Thông thường, bác sĩ sẽ khâu vết rách này lại và vết khâu sẽ tự liền sau một vài ngày. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nâng vật quá nặng hoặc gập mình để không ảnh hưởng đến vết khâu

Đi đại tiện

Dù chuyện này có vẻ tế nhị, tuy nhiên, một khi trải qua việc sinh nở, chắc hẳn bạn sẽ thấy chuyện này rất bình thường vì đây là một phần của trải nghiệm sinh con. Do ảnh hưởng của thuốc gây tê màng cứng, bạn sẽ không nhận ra rằng mình đã đi đại tiện cho đến khi có một người nào đó, chẳng hạn như chồng hoặc bác sĩ nói với bạn.

vicare.vn-15-su-that-ve-sinh-thuong-khong-noi-thi-it-me-bau-nao-biet-den-body-3
Bạn sẽ không nhận ra mình đã đi đại tiện cho đến khi ai đó thông báo cho bạn

Không được phép ăn uống

Một khi đã vào phòng chuẩn bị sinh, bạn không được phép ăn hay uống gì cả, kể cả là mẩu socola nhỏ hay nước lọc. Điều này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc sinh nở của bạn, đặc biệt là giúp bạn hạn chế được việc đi ngoài trong khi rặn đẻ.

Nôn

Đôi khi, do lo lắng hoặc đói mà một số mẹ có thể nôn mửa trong khi rặn đẻ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường và bạn không cần quá lo lắng.

Bạn có thể sẽ không gặp bác sĩ cho đến khi bắt đầu đẻ

Sự thực là, đa phần các bác sĩ khá là bận rộn. Do đó, thông thường, bạn không thể gặp bác sĩ của mình cho đến khi bạn bắt đầu rặn đẻ. Khi số lượng bác sĩ quá ít so với nhu cầu của người bệnh thì ít mẹ bầu có thể trò chuyện trước với "bà mụ" tại bệnh viện.

Thứ ra khỏi bụng bạn sẽ không chỉ là một em bé

Ngoài em bé, nhau thai cũng được đẩy ra khỏi tử cung của bạn khi sinh nở. Có thể với những mẹ sinh lần đầu, mẹ sẽ thấy khá là kì quặc khi bác sĩ vẫn tiếp tục giục bạn rặn thêm khi em bé đã ra khỏi bụng mẹ. Thực tế, lần rặn tiếp theo của bạn là để đẩy nhau thai ra ngoài.

vicare.vn-15-su-that-ve-sinh-thuong-khong-noi-thi-it-me-bau-nao-biet-den-body-4
Bạn không thể gần gũi với bé ngay lập tức

Không thể gần gũi với em bé ngay lập tức

Trong các bộ phim, bạn có thể thấy bác sĩ đặt em bé lên bụng mẹ trong khi bác sĩ khâu vết rách tầng sinh môn hoặc làm sạch phần dưới của bạn. Sự thực là, sau khi sinh con, bạn chỉ được nhìn thoáng qua hoặc gần gũi em bé trong khoảng 45 phút trước khi các y tá đem bé đi làm sạch, cân, đo và kiểm tra sức khỏe. Sau khoảng chừng 3 đến 4 tiếng sau khi sinh, bạn sẽ được gặp lại con.

Theo Khám Phá

Xem thêm:

  • Vì sao các mẹ sau sinh thường đau đầu
  • Hậu sản giật - biến chứng nguy hiểm thường bị các mẹ sau sinh coi nhẹ