14 tuổi phát triển lông nách, lông mu nhưng chưa có kinh nguyệt
14 tuổi là khi bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì. Bước vào độ này, dưới tác động của các hormone nội tiết, cơ thể phát triển mạnh nhất là ngực và lông mu, đồng thời tạo vóc dáng thiếu nữ. Dậy thì ở các bạn gái có xuất hiện dấu hiệu đặc trưng là ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, cũng giống như các đặc tính khác của cơ thể, dậy thì hay chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc nhiều vào yếu tố di...
14 tuổi phát triển lông nách, lông mu nhưng chưa có kinh nguyệt
14 tuổi là khi bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì. Bước vào độ này, dưới tác động của các hormone nội tiết, cơ thể phát triển mạnh nhất là ngực và lông mu, đồng thời tạo vóc dáng thiếu nữ. Dậy thì ở các bạn gái có xuất hiện dấu hiệu đặc trưng là ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, cũng giống như các đặc tính khác của cơ thể, dậy thì hay chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, ngoài ra còn tác động của điều kiện môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,...
Theo Bác sĩ Lê Huy Tuấn - Chuyên khoa Sản - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội:
Bộ phận sinh dục nữ tính từ ngoài vào bao gồm môi lớn, môi nhỏ, màng trinh, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng ...v.v
Về hình thái là do gen quy định (bẩm sinh), do vậy không phải ai cũng giống ai. Màng trinh có cấu trúc cơ và niêm mạc, có mạch máu nhỏ nuôi dưỡng, nằm chắn phía ngoài âm đạo, có thể có một lỗ hay nhiều lỗ, kích thước cũng khác nhau ở mỗi người. Khi đưa dương vật vào âm đạo làm rách màng trinh và gây chảy ít máu ( một vài giọt), cũng có thể không chảy máu. Âm đạo là một khoang ảo, có khả năng co dãn rất tốt và là bộ phận để giao hợp. Cổ tử cung là phần tiếp giáp giữa buồng tử cung và âm đạo, cổ tử cung dài khoảng 2 đến 2,5 cm, có lỗ thông từ buồng tử cung ra âm đạo, khi hành kinh máu kinh sẽ chảy từ buồng tử cung qua lỗ cổ tử cung ra âm đạo và ra ngoài.
Tử cung có hình tam giác, dài khoảng 5 đến 7cm, chiều ngang khoảng 4 đến 4,5 cm, chiều dày khoảng 3 đến 3,5cm, tử cung là nơi chứa thai và để thai nhi phát triển. Cấu trúc tử cung bao gồm cơ tử cung và niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung là bộ phận ở trong buồng tử cung, đầu kỳ kinh niêm mạc tử cung dày khoảng 2 đến 5 mm đến giữa kỳ kinh niêm mạc dày khoảng 12 đến 15 mm, khi trứng thụ thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Buồng trứng có chức năng sản xuất ra hormone sinh dục và sản xuất ra trứng, trong đó hormone có vai trò quan trọng trong vấn đề kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng máu chảy ra từ buồng tử cung có tính chất chu kỳ hàng tháng. Chu kỳ kinh bình thường từ 28 đến 32 ngày, số ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, số lượng máu kinh khoảng 100 – 200ml , máu kinh có màu nâu đen, có lẫn mảnh vụn, máu cục, nhầy. Nếu chu kỳ kinh hơn 35 ngày gọi là chu kỳ dài, dưới 22 ngày gọi là chu kỳ ngắn. Số ngày hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Số lượng máu kinh trên 200ml gọi là băng kinh. Nếu bạn bị mắc chứng rong kinh hoặc băng kinh, nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Một cô gái thường bắt đầu có kinh nguyệt sau khi xuất hiện dấu hiệu dậy thì khoảng 2 đến 2 năm rưỡi. Ngực phát triển thường là dấu hiệu đầu tiên của dậy thì, nhưng với một số người có thể lông mu xuất hiện trước. Lần đầu có kinh của các bạn gái thường diễn ra trong độ tuổi từ 8-15. Tuy nhiên, cũng có một số người có sớm hơn hoặc muộn hơn.
14 tuổi là giai đoạn giữa của tuổi dậy thì, cơ thể đang thay đổi và phát triển, do vậy các bộ phận chưa hoàn thiện cũng là điều bình thường. Bạn không nên lo lắng quá, trái lại nên tự tin vào bản thân, tham gia tích cực các hoạt động và hoà đồng với bạn bè, nên đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và sắp xếp lịch học tập, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp cơ thể phát triển toàn diện và hài hoà.
Nguồn: Sống khoẻ