11 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý
Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ rất lo lắng, hồi hộp và tò mò với rất nhiều câu hỏi như: Các dấu hiệu sắp sinh sẽ diễn ra vào lúc nào? Dấu hiệu chuyển dạ ra làm sao? Chuyển dạ diễn ra trong bao lâu? Làm sao để biết được đã đến lúc bé chào đời? Mỗi mẹ bầu có những báo hiệu cơ thể khác nhau.
11 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý
Nếu mẹ xuất hiện những dấu hiệu sau đây thì nên đến ngay bệnh viện bởi khả năng bé yêu sẽ sắp chào đời.
1. Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên
Một vài tuần trước khi chào đời, bé sẽ dịch xuống phía dưới trong khung chậu. Dấu hiệu này thì mẹ mang thai lần đầu sẽ rõ ràng nhận thấy hơn ở những mẹ mang thai lần hai và lần 3.
Vào thời điểm này, bụng sẽ nặng phần dưới hơn so với thời điểm trước đó. Mẹ bầu buồn tiểu nhiều vì em bé gần sát với bàng quang, gây áp lực lên bàng quang. Tuy vậy mẹ bầu lại thấy dễ thở hơn bởi lúc này, thai nhi nằm gọn trong khung chậu của mẹ, áp lực chèn dạ dày và ngực ít hơn.
2. Bụng gò theo từng cơn
Khi khám thai, nhất là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, bác sĩ sản khoa thường khuyến cáo khi mẹ bầu đến viện khi xuất hiện những triệu chứng:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau bắt đầu từ lưng rồi lan dần khắp vùng bụng, thậm chí là đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.
- Hoặc căng cơ vùng xương chậu, có cảm giác cơn đau chuyển dạ giống đau bụng kinh ở mức độ nghiêm trọng;
- Các đợt co thắt xuất hiện liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần.
Đây đều là những dấu hiệu của các cơn gò chuyển dạ, mẹ cần nhập viện hoặc đi khám bác sĩ chuyên khoa xem đã chuyển dạ hay không.
3. Ra nhớt hồng âm đạo
Ra nhớt hồng âm đạo chỉ là dấu hiệu báo vì khi thai phụ chuyển dạ, cổ tử cung mở ra, dịch nhầy tại cổ tử cung sẽ được đẩy ra ngoài. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Vì thế, khi mẹ bầu thấy tình trạng ra nhớt hay ra huyết màu đỏ, hồng, đỏ sẫm ở âm đạo nên đi khám để xem cổ tử cung đã mở chưa.
4. Rò dịch ối
Song song với dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo là tình trạng rò dịch ối. Rò dịch ối là tình trạng nước ối xuất ra ngoài âm đạo theo từng giọt rất ít nên nhiều mẹ bầu không để ý hoặc cho rằng mình bị són tiểu.
Vì thế ở tuần gần cuối (tuần thứ 38, 39) của thai kỳ, nếu thấy có hiện tượng rỉ ối thì mẹ bầu phải đến bệnh viện ngay lập tức. Đó có thể là dấu hiệu vỡ ối khi chuyển dạ.
5. Cổ tử cung bắt đầu mở
Cổ tử cung mở là dấu hiệu của chuyển dạ thực sự. Thời điểm này mẹ xuất hiện các cơn co thắt cách nhau khoảng 4-5 phút và kéo dài 1 phút. Sau vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung có thể mở từ 4-8cm. Lúc này, mẹ cần di chuyển đến bệnh viện để sinh con.
6. Ngừng tăng cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg. Điều này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi. Giảm cân có thể do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới.
7. Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
Sự mệt mỏi và uể oải ở giai đoạn này cuối thai kỳ là một dấu hiệu chuyển dạ đáng quan tâm. Bụng bầu ngày càng to và cồng kềnh nên sẽ ảnh hưởng đến sự chịu đựng của thận làm mẹ khó có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm. Vì thế, mẹ nên tranh thủ chợp mắt được khi có thể.
8. Bị chuột rút, đau lưng nhiều hơn
Đến lúc sắp sinh, mẹ bầu sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Nguyên nhân các cơn đau là do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra để chuẩn bị cho em bé ra đời.
9. Tiêu chảy
Nguyên nhân của chứng bị tiêu chảy trước khi sinh nở là do hormone prostaglandin kích thích ruột. Ngoài ra, các cơ tử cung bắt đầu dãn ra làm cho toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, bao gồm cả trực tràng khiến mẹ đi tiêu lỏng hơn. Triệu chứng này báo hiệu một quá trình chuyển dạ sắp bắt đầu.
10. Thay đổi thói quen ăn uống
Có thể trước khi sinh, mẹ đang ăn uống rất ngon miệng nhưng đến giai đoạn gần sinh, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, thậm chí không muốn ăn. Dấu hiệu này báo hiệu một quá trình chuyển dạ đang đến gần. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng ăn mỗi thứ một ít, chia thành nhiều bữa ăn để đủ sức vượt qua quá trình lâm bồn sắp tới.
11. Vỡ nước ối - dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng
Vỡ nước ối chính là dấu hiệu chuyển dạ cuối cùng báo hiệu rằng bạn sắp lâm bồn.
Vỡ ối xuất hiện khi mẹ cảm nhận túi ối bục ra, chất dịch tràn nhiều từ vùng kín của chị em có màu trắng trong, đôi khi lẫn chút dịch nâu hoặc hồng. Nếu thai nhi trên 37 tuần, khi thai phụ vỡ ối có thể sinh ngay trong vòng 24 giờ.
Cảm giác vỡ ối ở mỗi bà mẹ không giống nhau. Có mẹ thấy bất ngờ khi một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo. Cảm giác này như một quả bóng nước bị vỡ nhưng chị em không hề thấy đau đớn.
Một số người lại chỉ thấy nước ối vỡ ra và chảy thành dòng nhỏ chầm chậm xuống dưới chân, nước chảy ra không quá nhanh cũng không quá chậm như rỉ nước ối.
Khi mẹ có một trong những dấu hiệu trên, hãy chuẩn bị tình thần, đồ đạc để chuẩn bị đón con yêu chào đời.
Xem thêm:
- Mang thai và chuyển dạ - Sản phụ nên đến bệnh viện lúc nào?
- Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ
- Mách mẹ mẹo chuyển dạ sớm sinh dễ như ăn cháo