10 tác nhân đe dọa trí thông minh thai nhi

Tuổi tác, nghề nghiệp của bố mẹ, stress, các loại bệnh qua đường tình dục,... là những vấn đề liên quan mật thiết đến sự phát triển trí não của thai nhi. Nghiên cứu của Đại học Queensland (Australia) cho thấy những người làm bố ở tuối từ 40 trở lên khiến nguy cơ em bé ra đời mắc bệnh về thần kinh.

10 tác nhân đe dọa trí thông minh thai nhi 10 tác nhân đe dọa trí thông minh thai nhi

Tuổi tác, nghề nghiệp của bố mẹ, stress, các loại bệnh qua đường tình dục,... là những vấn đề liên quan mật thiết đến sự phát triển trí não của thai nhi.

1. Tuổi của bố mẹ

Nghiên cứu của Đại học Queensland (Australia) cho thấy những người làm bố ở tuối từ 40 trở lên khiến nguy cơ em bé ra đời mắc bệnh tâm thần phân liệt, tự kỉ và các dị tật về mặt và sọ cao hơn so với thông thường, đồng thời kết quả làm bài kiểm tra IQ của những em này tại trường học cũng thấp hơn so với những bạn cùng trang lứa có bố trẻ hơn.

Tuổi của người mẹ cũng liên quan đến nguy cơ mắc tự kỉ ở trẻ. Các nhà nghiên cứu cho biết, cứ 5 năm tuổi mẹ tăng lên đồng nghĩa với nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỉ tăng thêm 18%.

vicare.vn-10-tac-nhan-de-doa-tri-thong-minh-thai-nhi-body-1

2. Nghề nghiệp của bố

Theo nghiên cứu của Đại học North Carolina, nếu người bố làm việc ở một số lĩnh vực như họa sĩ, thợ chụp ảnh, thợ làm đầu và công nhân các nhà máy, xí nghiệp hóa chất có khả năng sinh con có nguy cơ dị tật cao hơn. Nguyên nhân là do những nghề này thường đòi hỏi phải tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên.

3. Sinh non

Theo tạp chí Pediatrics, thai nhi chào đời khi được 37-38 tuần thai có điểm số về kĩ năng đọc thấp đáng kể so với những trẻ chào đời khi được 39, 40 hoặc 41 tuần thai. Một bé sinh ra khi được 36 tuần và 6 ngày có kích cỡ bộ não chỉ bằng 2/3 não của một bé sinh đủ tháng.

4. Mẹ ăn thiếu chất

Nếu chế độ dinh dưỡng khi mang bầu của mẹ thiếu canxi, sắt, i-ốt và các vitamin cần thiết khác, bé sinh ra sẽ chậm phát triển khả năng về ngôn ngữ, gặp vấn đề về hành vi ứng xử và có chỉ số IQ thấp.

Thai nhi trong bụng mẹ rất cần i-ốt để tạo ra hormone tuyến giáp, vốn cực kì quan trọng đối với sự phát triển trí não. Bổ sung i-ốt vào muối là cách hiệu quả nhất để phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Ngoài muối i-ốt, bạn có thể chọn các loại sữa công thức dành cho bà bầu có bổ sung sẵn lượng i-ốt, ăn thêm một số hải sản như cua, cá...

Sắt giúp các tế bào máu chuyển ô xi đến cho thai nhi, nuôi dưỡng bộ não và toàn cơ thể bé. Thịt bò, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, chuối, ngao,... là những thực phẩm rất giàu sắt.

Mẹ bầu cũng không thể để thiếu axit folic, nhân tố giúp các ống thần kinh hoạt động bình thường. Axit folic có nhiều trong rau có lá màu xanh đậm, các loại đậu, đỗ, cam, chanh và gan.

vicare.vn-10-tac-nhan-de-doa-tri-thong-minh-thai-nhi-body-2

5. Mẹ dùng thuốc

Đây là nguyên tắc vô cùng cơ bản mà mẹ bầu nào cũng phải thuộc nằm lòng: không uống bất kì loại thuốc nào, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Loại thuốc rất thông thường như aspirin cũng có thể gây ra hiện tượng chảy máu não ở trẻ.

6. Mẹ bị stress

Nghiên cứu cho thấy những áp lực về tâm lí của mẹ trong suốt thai kì có thể gia tăng nguy cơ bị các vấn đề bẩm sinh về não cho thai nhi. Áp lực tâm lí ở đây không phải là những lo lắng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày mà là những cú shock tinh thần nghiêm trọng, chẳng hạn do một thành viên nào đó trong gia đình qua đời.

7. Mẹ dùng chất kích thích

Nguyên tắc là khi mang thai, mẹ bầu phải nói "không" với các loại rượu, bia, thuốc lá, chất ma túy. Mẹ bầu dùng những chất kích thích này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng và nguy hiểm như: sinh non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra trí não không phát triển bình thường, khuyết tật thần kinh, hở hàm ếch, sứt môi,...

8. Ô nhiễm môi trường

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã chịu ảnh hưởng từ những tác động của môi trường bên ngoài. Mẹ bầu sống ở khu vực giao thông có mật độ cao, nhiều khói bụi, khí thải sẽ khiến em bé ra đời có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ cao hơn bình thường.

vicare.vn-10-tac-nhan-de-doa-tri-thong-minh-thai-nhi-body-3

9. Mẹ bị Rubella hoặc sởi

Loại bệnh này chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ ở mẹ nhưng hậu quả to lớn lại để lại ở thai nhi. Bé sinh ra sẽ dễ mắc vấn đề về thính giác, đục thủy tinh thể và khả năng phản xạ kém. Đặc biệt, những dị tật này sẽ càng trầm trọng hơn nếu mẹ bị nhiễm bệnh ở tháng đầu tiên của thai kỳ.

10. Mẹ bị bệnh đường tình dục

Mẹ bầu mắc các bệnh giang mai, lậu, chlamydia, herpes,... sẽ khiến thai nhi có nguy cơ chết lưu, sinh ra nhẹ cân, viêm màng kết (nhiễm khuẩn mắt), viêm phổi, dây thần kinh bị hủy hoại, mù hoặc điếc, viêm gan, viêm màng não, bệnh gan kinh niên, xơ gan... Vì thế, việc kiểm tra tổng thể sức khỏe của người mẹ trước khi quyết định mang thai và trong khi mang thai để kịp thời xử lí là vô cùng cần thiết.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-10-tac-nhan-de-doa-tri-thong-minh-thai-nhi-body-4

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • 10 cách đơn giản để ngăn ngừa dị tật thai nhi
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu và những thứ không nên ăn để tránh dị tật thai nhi