10 điều về tinh trùng mà soái ca chưa chắc đã biết

Trong đời sống sinh hoạt của các cặp vợ chồng, tinh trùng là một trong các yếu tố quan trọng nhất để hình thành thai nhi. Tuy nhiên rất ít người có thể hiểu hết về các "chiến binh" này, ngay cả đối với chủ nhân của nó. Có thể nói đến những năm 1677, thế giới loài người mới biết đến sự tồn tại của các tinh trùng nhờ một nhà sản xuất kính hiển vi của Hà Lan - ông Antony van Le...

10 điều về tinh trùng mà soái ca chưa chắc đã biết 10 điều về tinh trùng mà soái ca chưa chắc đã biết

Trong đời sống sinh hoạt của các cặp vợ chồng, tinh trùng là một trong các yếu tố quan trọng nhất để hình thành thai nhi. Tuy nhiên rất ít người có thể hiểu hết về các "chiến binh" này, ngay cả đối với chủ nhân của nó.

Có thể nói đến những năm 1677, thế giới loài người mới biết đến sự tồn tại của các tinh trùng nhờ một nhà sản xuất kính hiển vi của Hà Lan - ông Antony van Leeuwenhoek. Khi đó, ông quyết định xem xét tinh dịch của mình dưới kính hiển vi và phát hiện ra chúng.

Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu những điều mà ít ai biết về tinh trùng ngay sau đây.

1. Cấu tạo tinh trùng

Giáo sư/ Bác sĩ Trần Quán Anh, Giám đốc Phòng khám đa khoa tiết niệu và nam khoa Tâm Anh - Hà Nội cho biết tinh trùng trưởng thành đầy đủ rất nhỏ (dài 0,05 mm) và mắt thường không thể nhìn thấy. Để trở thành tinh trùng, nó trải qua 4 giai đoạn: Đầu tiên là tinh tử - các tế bào mầm (tế bào gốc); sau đó là tinh bào; rồi đến tiền tinh trùng và cuối cùng mới là tinh trùng có khả năng bơi lội tự do.

vicare.vn-10-dieu-can-biet-ve-tinh-trung

Những tinh trùng trưởng thành có ba phần: đầu, cổ và đuôi. Trong phần đầu là một cấu trúc gọi là hạt nhân, trong đó chứa 23 nhiễm sắc thể. Đầu là nơi bám dính và xâm nhập vào trứng. Cổ tham gia cố định phần đầu, nối liền đến đuôi. Phần đuôi gần cổ chứa ty thể, cung cấp năng lượng cho tinh trùng di chuyển. Việc di chuyển và chuyển động là nhờ đuôi quẫy để đẩy tinh trùng đi như cơ chế di chuyển của con nòng nọc.

2. Không phải tất cả tinh trùng sinh ra đều như nhau

Đàn ông luôn muốn sở hữu hàng triệu "chiến binh" hoàn hảo, song thực tế có nhiều tinh trùng bị biến dạng. Quan sát qua kính hiển vi cho thấy nhiều tinh trùng có hai đầu, hai đuôi, đuôi nguệch ngoạc, đầu quá lớn hoặc quá nhỏ.

3. Tỷ lệ tinh trùng cạnh tranh gay gắt

Nam giới xuất tinh trung bình một lần 200 triệu tinh trùng. Đây quả là một tỷ lệ cạnh tranh cao trong quá trình truyền sinh sự sống.

4. Tinh trùng khác tinh dịch

Nhiều người sử dụng cả hai thuật ngữ thay thế cho nhau, nhưng chúng không phải giống nhau. Các tế bào tinh trùng chỉ là một phần của tinh dịch. Tinh dịch cũng chứa fructose (một loại đường) và proteolytic (nhóm enzym phân hủy), cùng với các enzym khác, để bổ sức cho hành trình của tinh trùng.

5. Chất lượng tinh trùng suy giảm giảm theo thời gian

Đối với phụ nữ, khi sinh ra họ đã có đầy đủ số trứng mà sẽ có và ở độ tuổi trung niên, chúng đã hoàn thành khả năng sinh sản. Nam giới lại không như vậy, tinh trùng ở nam giới được sản xuất liên tục. Và vì vậy, chất lượng của tinh trùng cũng bắt đầu suy giảm theo tuổi tác.

6. Không phải tinh trùng luôn biết chúng đang đi đâu

Chỉ có khoảng một nửa số tinh trùng được xuất là biết đường đi thẳng đến trứng, số còn lại sẽ bơi vòng vòng xung quanh như thể bị "lạc đường".

vicare.vn-10-dieu-can-biet-ve-tinh-trung

7. Tinh trùng luôn cố gắng chăm chỉ

Chúng bơi lội không biết mệt, dù không phải tất cả tinh trùng đều chăm chỉ. Con đường đến với trứng khá xa xôi, vậy mà những tinh trùng có thể bơi liền một mạch để tiếp cận với trứng. Kết quả là sẽ có một hoặc 2 chiến binh may mắn xâm nhập vào trứng và quá trình thụ tinh bắt đầu.

8. Tinh trùng cũng mang giới tính

Tinh trùng cũng có giống đực và cái. Con đực có xu hướng nhanh hơn, nhưng con cái lại mạnh hơn, do đó, cuộc chiến giữa các tinh trùng khác giới rất khóc liệt.

9. Thời gian hình thành tinh trùng khoảng 2 tháng

Mặc dù số lượng tinh trùng xuất ra là rất lớn, nhưng các nghiên cứu mới nhất cho thấy tinh trùng phải mất hơn hai tháng để thành hình.

10. Đàn ông cần giữ cho các tinh trùng luôn mát mẻ

Để tinh trùng tồn tại khỏe mạnh trong cơ thể một người đàn ông, tinh hoàn cần phải mát hơn nhiệt độ toàn cơ thể. Trung bình, nhiệt độ tinh hoàn luôn thấp hơn 7 độ C so với phần còn lại của cơ thể.

Nguồn: smart-health/ Theo Yourtango

>>> Xem thêm: 5 cách cải thiện sức khỏe tinh trùng