Ý nghĩa xét nghiệm CK-MB là phát hiện bệnh gì?
Trong y học, xét nghiệm CK-MB có ý nghĩa rất quan trọng giúp chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa xét nghiệm CK-MB là gì, trường hợp nào cần phải xét nghiệm CK-MB,... Vậy mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa xét nghiệm CK-MB là phát hiện bệnh gì?
Đối tượng nào cần quan tâm đến ý nghĩa xét nghiệm CK-MB?
Ý nghĩa xét nghiệm CK _MB là gì? Chỉ số CK - MB thường được sử dụng để đánh giá tổn thương tế bào cơ tim, đặc biệt khi người bệnh có triệu chứng đau thắt ngực.
Chính vì vậy, Xét nghiệm này được chỉ định trong những trường hợp:
- Chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim (myocardial infarction - MI) ở những bệnh nhân có các dấu hiệu lâm sàng và điện tâm đồ của bệnh lý nhồi máu cơ tim.
- Xét nghiệm CK-MB được chỉ định để chẩn đoán nhồi máu cơ tim lại (re-infraction) cũng như nhồi máu kéo dài (infarct extension).
- Theo dõi hiệu quả của liệu pháp tan cục máu (thrombolytic therapy).
- Phân loại nguy cơ ở bệnh nhân bị đau thắt ngực (angina pectoris).
- Xét nghiệm CK-MB được chỉ định đối với bệnh nhân nghi bị viêm cơ tim (myocarditis).
Ý nghĩa xét nghiệm CK-MB với giá trị như thế nào là bình thường?
Sau khi xác định ý nghĩa xét nghiệm CK-MB là gì, chắc chắn điều mà bạn quan tâm tới, đó là chỉ số xét nghiệm như thế nào là bình thường.
Nếu hoạt độ CK toàn phần huyết tương ở nam đo ở 37oC là 38-174 U/L, ở nữ là 26-140 U/L, hoạt độ CK-MB huyết tương ở 37oC là < 25 U/L, tỷ số CK-MB/CK là 2,5 – 3 %, giá trị cắt (cut-off) của CK-MB để chẩn đoán nhồi máu cơ tim là ≥ 6% là bình thường.
Trường hợp hoạt độ CK-MB cao và tỷ lệ CK-MB/CK ≥ 2,5-3 % thì có khả năng cơ tim bị tổn thương. Điều này có thể gặp trong nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ tim cấp, viêm cơ tim, viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim hay cơn đau thắt ngực không ổn định.
Xét nghiệm CK-MB có ý nghĩa trong việc phát hiện những bệnh gì?
Ở phần trước, bạn đã hiểu được ý nghĩa xét nghiệm CK-MB là gì. Xét nghiệm này giúp bác sỹ chẩn đoán các bệnh liên quan tới tim mạch như: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, tổn thương cơ tim.... Trong những trường hợp này, chỉ số xét nghiệm ck-mb sẽ tăng hơn mức bình thường.
Ngoài ra, xét nghiệm CK và CK-MB cũng tăng trong các tổn thương cơ tim do các nguyên nhân khác như chấn thương, phẫu thuật hoặc giảm oxy do thiếu máu cục bộ cơ tim.
Theo dõi nhồi máu lại hoặc nhồi máu kéo dài cũng là đáp án cho thắc mắc ý nghĩa xét nghiệm ck-mb là gì? Bởi vì sự tăng mức độ CK-MB chỉ kéo dài 2-3 ngày sau nhồi máu cơ tim. Do vậy, nếu nhồi máu cơ tim tái phát sớm, CK-MB đã giảm sẽ lại lập tức tăng lên và nếu là nhồi máu cơ tim kéo dài thì sau 3 ngày, hoạt độ CK-MB vẫn còn cao.
Song xét nghiệm CK-MB không phải lúc nào cũng có ý nghĩa phát hiện bệnh, phản ánh chính xác sự tổn thương cơ tim bởi có một số tình trạng và bệnh lý ngoài tim khác cũng có thể làm tăng CK-MB như thể dục quá sức, bệnh nhược cơ, bệnh ác tính, suy thận, suy giáp cấp, lạm dụng rượu,...
Lưu ý về ý nghĩa xét nghiệm CK-MB để phát hiện bệnh
- Hoạt độ CK toàn phần <80 U / L => không cần làm xét nghiệm CK-MB.
- Hoạt độ CK > 80 U / L => cần làm thêm xét nghiệm CK-MB và đánh giá tỷ số CK-MB/CK % để chẩn đoán tổn thương cơ tim.
- Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim lặp lại hoặc tổn thương cơ tim vẫn đang diễn ra => cần làm lặp lại xét nghiệm CK và CK-MB theo thời gian (3, 6, 9 giờ sau xét nghiệm lần đầu).
- Ngoài ra, CK-MB còn có một dạng khác là CK-MB mass - nồng độ CK-MB đo bằng phương pháp miễn dịch với các kháng thể đặc hiệu CK-B và CK-M - có thể được chỉ định để đánh giá kích thước của ổ nhồi máu cơ tim.
Như vậy, xét nghiệm CK-MB là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện bệnh, đặc biệt là tổn thương cơ tim.
Xem thêm:
- Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy tim
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tim mạch vành
- Xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh, những điều cần biết