Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng và những điều mà bạn nên quan tâm

Xét nghiệm máu lắng là gì? Tại sao phải tiến hành xét nghiệm máu lắng? Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng là gì? Cách thức xét nghiệm máu lắng? Tất cả những câu hỏi và thắc mắc trên, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng và những điều mà bạn nên quan tâm Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng và những điều mà bạn nên quan tâm

Xét nghiệm máu lắng là gì? Tại sao phải tiến hành xét nghiệm máu lắng? Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng là gì? Cách thức xét nghiệm máu lắng? Tất cả những câu hỏi và thắc mắc trên, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Xét nghiệm máu lắng là gì?

Khi đến bệnh viện, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm máu, trong đó có xét nghiệm máu lắng. Vậy xét nghiệm máu lắng là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng?

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-mau-lang-va-nhung-dieu-ma-ban-nen-quan-tam-body-1
Xét nghiệm máu lắng là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng? (Nguồn: internet)

Xét nghiệm máu lắng (xét nghiệm ESR) còn có tên gọi khác là kiểm tra độ lắng của hồng cầu. Xét nghiệm này không chỉ áp dụng để chẩn đoán một loại bệnh nhất định nào đó mà được sử dụng để kiểm tra nhiều loại bệnh khác nhau.

Thông qua xét nghiệm máu lắng, các bác sĩ có thể theo dõi và phát hiện ra các căn bệnh ác tính như nhồi máu cơ tim hay các bệnh viêm nhiễm..., thậm chí là một số bệnh “hiểm nghèo” mà giai đoạn đầu của nó không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như bệnh HIV, viêm gan B, viêm gan C..

Cách thức tiến hành và ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc thêm về cách thức cũng như nguyên lý đo máu lắng.

Khi xét nghiệm máu lắng, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa đủ từ tĩnh mạch của người bệnh, thường sẽ nằm ở vị trí khuỷu tay và đem đến phòng thí nghiệm. Ở đó, kỹ thuật viên sẽ cho lượng máu vừa lấy vào một ống nghiệm thủy tinh chân không.

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-mau-lang-va-nhung-dieu-ma-ban-nen-quan-tam-body-2
Bác sĩ tiến hành lấy máu của người bệnh để xét nghiệm máu lắng (Nguồn: internet)

Khi lượng hồng cầu lắng xuống dưới sẽ để lại một lớp lỏng màu vàng phía trên, nó được gọi là huyết tương. Thông thường chỉ mất khoảng 1 giờ, các bác sĩ sẽ thu được kết quả của xét nghiệm máu lắng, kết quả này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng huyết tương ở lại trên đỉnh ống nghiệm, được đo bằng milimet/ giờ (mm/hr).

Đối với những người bị bệnh viêm thì tốc độ máu lắng nhanh hơn so với những người bình thường. Do họ có lượng protein trong máu tăng cao, sự gia tăng này khiến cho các tế màu đỏ tụ lại và lắng xuống nhanh hơn. Vì thế, các bác sĩ cũng có thể chuẩn đoán được bệnh trạng của người khám. Đây cũng chính là một trong những ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-mau-lang-va-nhung-dieu-ma-ban-nen-quan-tam-body-3
Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng là gì? Để theo dõi và phát hiện các loại bệnh (Nguồn: internet)

Mặc dù các bác sĩ không chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm máu lắng mà đưa ra phán đoán chính xác về bệnh, nhưng đo tốc độ máu lắng cũng là biện pháp hữu hiệu để theo dõi tình trạng một căn bệnh ác tính nào đó. Có thể đó chỉ là xét nghiệm thông thường nhưng nó lại rất cần thiết trong việc hỗ trợ các bác sĩ phát hiện và theo dõi các loại bệnh nguy hiểm và khó thấy triệu chứng của bệnh như bệnh lao, quá trình hoại tử của các mô nằm trong cơ thể... để đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời.

Như vậy, những giải thích bên trên đã cho bạn thấy phần nào về ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng. Vậy kết quả xét nghiệm máu lắng được thể hiện thế nào? Như nào là một kết quả bình thường?

Kết quả xét nghiệm máu lắng

Kết quả xét nghiệm máu lắng bình thường là từ 1- 13 mm/hr đối với nam giới còn đối với nữ giới thường là 1-20 mm/hr. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của người đó. Vậy kết quả xét nghiệm máu lắng nói lên điều gì?

4.1. Chỉ số máu lắng thấp

Trường hợp những người có chỉ số máu lắng thấp có thể là do:

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh này có thể ảnh hưởng đến hình dạng của các tế bào máu đỏ.
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh bạch cầu, ung thư tế bào máu
  • Số lượng hồng cầu cao
  • Lượng fibrinogen trong máu thấp

4.2. Chỉ số máu lắng cao vừa phải

Đối với những người có chỉ số máu lắng cao vừa phải có thể do một trong những nguyên nhân như:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh thận
  • Thiếu máu, bị giảm lượng hồng cầu
  • Bệnh lao, viêm khớp dạng thấp
  • Nhiễm trùng tim, nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng xương
  • bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư hạch.

4.3. Chỉ số máu lắng cực kỳ cao

Chỉ số máu lắng cao là gì? Đó là kết quả xét nghiệm có tốc độ máu lắng trên 100 mm/giờ. Thường những người có chỉ số máu lắng cao sẽ rơi vào trường hợp do:

  • Viêm động mạch hoặc đau cơ dạng thấp
  • Đau tủy, ung thư tế bào plasma
  • Ung thư tế bào máu trắng
  • Viêm mạch máu

Ý nghĩa của việc xét nghiệm máu lắng là cho thấy chỉ số của bạn đang cao hay thấp. Chỉ số máu lắng thấp hay cao quá cũng đều thể hiện sức khỏe của bạn đang có vấn đề ở một bộ phận nào đó.

Điều bạn cần biết khi tiến hành xét nghiệm máu lắng

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề tại sao phải xét nghiệm máu lắng, Bạn đọc nên lưu tâm hơn đến một số điều sau đây khi tiến hành xét nghiệm máu lắng:

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-mau-lang-va-nhung-dieu-ma-ban-nen-quan-tam-body-4
Tình trạng hoa mắt, chóng mặt khi tiến hành lấy máu xét nghiệm là hiện tượng bình thường (Nguồn: internet)
  • Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm rất đơn giản, nhanh chóng. Hơn nữa, theo các bác sĩ đánh giá, quy trình xét nghiệm này rất an toàn và ít khi gặp rủi ro.
  • Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường tuy nhiên chỉ nên duy trì ở mức độ vừa phải không nên ăn quá nhiều.
  • Khi bác sĩ tiến hành lấy máu xét nghiệm, bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhưng sau thời gian ngắn, cơn đơn này sẽ kết thúc, bạn có thể làm việc và sinh hoạt bình thường.
  • Khi tiến hành lấy máu xét nghiệm, người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt, hơi choáng, hoặc chảy máu khi bác sĩ rút kim tiêm ra. Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu rất bình thường và cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi.

Trên đây là bài viết giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về ý nghĩa xét nghiệm máu lắng, cách thức xét nghiệm máu lắng? Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ có ích với bạn đọc.

Nguồn: Tổng Hợp

Xem thêm:

  • Kết quả xét nghiệm máu dương tính có nên lo lắng lắm không?
  • Những điều cần biết về xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR - Erythrocyte Sedimentation Rate)