Xử lý ra sao khi bé chậm nói sau 2 tuổi?

Trẻ chậm nói luôn là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh có con em nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Vậy xử lý ra sao khi bé chậm nói sau 2 tuổi, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng này cho trẻ ở bài viết dưới đây.

Xử lý ra sao khi bé chậm nói sau 2 tuổi? Xử lý ra sao khi bé chậm nói sau 2 tuổi?

Trẻ bắt đầu nói tốt là khi nào?

  • Trẻ bắt đầu học nói từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi, bắt đầu có thể nói được rõ một số từ đơn giản mà người lớn dạy như o, mẹ, bà, ...
  • Khoảng 18 tháng tuổi, trẻ có thể nói được những từ nối, ghép được hai từ với nhau. Có thể nói được câu đơn khá tốt. Thời điểm này, trẻ có thể chỉ ra được những hình ảnh quen thuộc, có thể biết được một số bộ phận cơ thể khi được chỉ dạy.
  • Trong thời gian từ 18 tháng đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu biết nhiều hơn, hiểu rõ một số tình huống giao tiếp hơn. Biết trả lời, biết gọi tên đồ vật cũng như người, chào hỏi người khác hoặc từ chối điều không thích. Số từ mà trẻ nắm được tăng dần, có thể trên 25 từ.
  • Bắt đầu lớn hơn 2 tuổi, trẻ tự nói nhiều hơn, tự nói chuyện một mình khi chơi đồ chơi, khi chơi với những đứa trẻ khác.
  • Thời điểm trẻ 3 tuổi, trẻ có thể trả lời người lớn bằng những câu có chủ ngữ vị ngữ, hay hỏi hơn, hay đặt câu hỏi, dần dần nói những câu chuyện dài hơn. Câu nói logic hơn trước, trật tự đúng hơn.
  • Từ 4 tuổi trở đi, trẻ có thể nói được những câu phức tạp hơn, sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, nói chuyện lưu loát hơn, trả lời đúng ngữ cảnh hơn. Trẻ có thể dùng ngữ điệu, cường độ giọng nói hơn trước. Giai đoạn này, trẻ thường hỏi rất nhiều, thường xuyên đặt câu hỏi đối với những sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
trẻ cần ngồi học đủ ánh sáng để chống bị cận thị

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói sau 2 tuổi

Sau 2 tuổi, trẻ chậm nói thì đây là một tình trạng bất thường. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, có thể phân ra làm hai vấn đề được xem là yếu tố nguy cơ do thực thể hoặc do tâm lý, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

  • Tâm lý
    • Có thể do gia đình bé, khá cưng chiều trẻ, nên thường thì họ sẽ làm theo những gì bé muốn. Cho trẻ sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử khác...
    • Ít nói chuyện với bé, ít quan tâm bé, khiến bé không được thân thiết, âu yếm với người thân. Trẻ sẽ ít được tham gia vào những câu chuyện hằng ngày, không hiểu được chuyện gì đang xảy ra, không bắt chước được người lớn nói để nói theo. Hoặc không được chỉ dạy cho nói thành câu hoàn chỉnh, câu đúng với ngữ cảnh.
    • Gia đình hay có cãi cọ, to tiếng, khiến bé hay sợ. Từ đó bé hay có trạng thái thu mình, buồn, ít chơi như những đứa trẻ khác, không thích nói chuyện, hay thích ở một mình.
  • Thực thể
    • Nguyên nhân này có thể do là những bất thường trên cơ thể như trẻ bị điếc. Thường trường hợp này, phần nhiều do trẻ không nghe được, nên thường sẽ kèm luôn không nói được, khó nói.
    • Hoặc là tổn thương ở một số cơ quan như tai, mũi, họng, não ... khiến trẻ nói khó.
    • Một số trường hợp là dị tật bẩm sinh, bại não, di chứng viêm màng não, xuất huyết não trước kia,... ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.
  • Thiếu ngủ

Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thiếu ngủ sẽ khiến trẻ mệt mỏi, giảm khả năng chú ý, kiểm soát cảm xúc, bày tỏ cảm xúc với những sự vật, sự việc xung quanh.

  • Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, gây ra một số tình trạng mệt mỏi, thiếu chất, hạn chế khả năng nói,... ảnh hưởng đến IQ của trẻ.

  • Sử dụng thiết bị điện tử quá sớm

Sử dụng thiết bị điện tử, khiến não trẻ trở nên thụ động, lệ thuộc, và có những hành vi chống đối khi không được sử dụng. Trẻ sẽ không được tiếp xúc thật với những hoạt động bên ngoài, trẻ chỉ ngồi một chỗ cùng điện thoại. Hạn chế trẻ rất nhiều trong mọi hoạt động phát triển trí tuệ và thể chất.

  • Bố mẹ cho con câu hỏi đóng

Bố mẹ thay vì hỏi con câu hỏi mở, để con tự trả lời thì lại sử dụng câu hỏi đóng. Trẻ chỉ cần trả lời có hoặc không. Khiến vốn từ, vốn câu của trẻ không tăng lên được. Hoặc bố mẹ không để bé tự nói, mà tự hiểu ý và nói thay bé, khiến khả năng thực hành nói của trẻ giảm xuống.

Một số biểu hiện của trẻ chậm nói sau 2 tuổi

  • Trẻ trong thời gian 6 tuần tuổi, không có phản xạ nghe đối với giọng nói, hoặc tiếng động lớn.
  • Trong 2 tháng tuổi, lúc này trẻ hay có phản xạ với giọng nói của người thân như cười hay khóc.
  • Trong khoảng 3 tháng tuổi, trẻ không thích hoặc không có biểu hiện quan tâm đến người, vật, hiện tượng lạ.
  • Tầm 4 tháng, trẻ không định vị được hướng âm thanh gọi mình, không quay đầu hướng sang vị trí đang gọi trẻ.
  • Tầm 8 tháng, chưa biết nói những chữ đơn bập bẹ.
  • 2 tuổi, không nói được từ đơn.
  • Năm 3 tuổi, chưa nói được câu đơn giản.
Nên dùng thêm vitamin B6 trong tuần đầu tiên sau sinh để phòng thiếu máu và chậm phát triển thể chất, trí tuệ ở trẻ

Xử lý ra sao khi bé chậm nói sau 2 tuổi?

  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Bố mẹ, người thân thường xuyên nói chuyện với trẻ, dạy cho trẻ những chữ đơn giản.

  • Tiếp xúc với trẻ thường xuyên

Nói chuyện với trẻ, chơi với trẻ. Sẽ giúp trẻ thích nghi tốt hơn, giúp tình cảm gia đình trở nên gắn bó hơn. Trẻ cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi, trẻ sẽ chơi thoải mái hơn, dễ học tiếng nói hơn.

  • Nói chuyện trong những hoàn cảnh cụ thể

Cho trẻ chơi cùng các bạn cùng tuổi, nhỏ tuổi. Dạy cho trẻ những sự vật xung quanh. Những câu nói, sẽ nói trong hoàn cảnh nào, ngữ cảnh nào, đồ vật này tên là gì, cho bé cầm nắm nó để cảm nhận. Học bằng nhiều giác quan, giúp bé thích thú và nhanh nói hơn.

  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử khiến bé ngồi ì một chỗ, không đứng dậy khám phá những thứ xung quanh, những thứ là thực tế cuộc sống. Khiến trẻ chỉ biết đến điện thoại và những thứ bên trong đó. Còn thực tế bên ngoài, bé không được tiếp xúc nhiều. Sử dụng thiết bị điện tử nhiều, khiến não trẻ hoạt động kém nhạy hơn, hay thụ động, lười suy nghĩ, tìm hiểu.

  • Mua sách báo, truyện tranh

Sách báo truyện tranh có nhiều màu sắc, giúp bé nhạy hơn về màu sắc, tăng hoạt động trí não. Giúp bé tốt hơn trong việc học nói từ tranh ảnh và thực tế.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng thêm nhiều rau xanh, thịt cá, trứng, sữa ... giúp não bé hoạt động tốt hơn. Tăng cường tuần hoàn bằng cách cho bé uống bổ sung nước. Sức khỏe tốt bé sẽ thích học và những hoạt động xung quanh hơn.

  • Cho bé chơi, vận động nhiều hơn

Khi bé chơi với bạn bè, vận động nhiều hơn, bé sẽ học nói từ các bạn nhỏ khác. Hoạt động thể chất, giúp bé linh hoạt hơn trong những hoàn cảnh của cuộc sống, rất tốt để trẻ hòa đồng, học nói với mọi người.

  • Cho bé cảm nhận nhiều hơn bằng nhiều giác quan

Cho trẻ chơi, cho trẻ cầm nắm những thứ xung quanh, chạy nhảy, nhìn thấy mọi thứ thực tế... sẽ giúp tư duy logic của trẻ phát triển, cùng lúc đó bố mẹ nói cho trẻ nghe, khiến trẻ học nói và ghi nhớ sâu hơn những thứ xung quanh trẻ. Đây là cách tốt nhất, giúp trẻ học nói nhanh hơn.

Xem thêm :

  • Đây là lý do khiến hàng triệu trẻ em Việt ăn nhiều mà vẫn còi cọc, chậm tăng cân
  • Những dấu hiệu cảnh báo sự chậm phát triển thể chất ở trẻ
  • Cách nhận biết và dạy trẻ chậm nói