Xử lý dứt điểm hiện tượng mắt bị cộm

Mắt bị cộm đem lại không ít sự khó chịu và bất tiện cho những ai chẳng may gặp phải tình trạng này. Đây là hiện tượng tự nhiên hay dấu hiệu cảnh báo căn bệnh về mắt? Làm sao để xử lý vấn đề này nhanh chóng, hạn chế rủi ro? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Xử lý dứt điểm hiện tượng mắt bị cộm Xử lý dứt điểm hiện tượng mắt bị cộm

Triệu chứng nào cho thấy mắt bị cộm?

Nếu thấy một vài biểu hiện điển hình của mắt khi bị cộm dưới đây, bạn cần lưu ý đến ngay chuyên khoa mắt để kiểm tra:

  • Trong mắt nổi nhiều hạt cộm lên gây khó chịu, vướng, đau mắt nên khó mở mắt như bình thường. Có thể mắt bị cộm mí dưới hoặc mí trên.
  • Luôn có cảm giác có dị vật trong mắt. Khi lật mi mắt lên sẽ thấy bên trong bề mặt mí mắt có nổi những hạt màu đỏ (đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng cộm trong mắt).
  • Mắt cộm và kèm theo cảm giác cay rát, có ghèn, chảy nước mắt và nhìn bị mờ.
  • Lúc bình thường hoặc khi dụi mắt đều có nước mắt trào ra
  • Càng để lâu mắt cộm sẽ chuyển biến nặng hơn, có tia máu nổi lên
vicare.vn-xu-ly-dut-diem-hien-tuong-mat-bi-com-body-1

Cẩn trọng với nguyên nhân khiến mắt bị cộm

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến mắt bị cộm mà bạn không thể xem nhẹ và bỏ qua. Trong đó có một số là căn nguyên thuộc về bệnh lý của mắt, cần đặc biệt thận trọng trong việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

  • Bụi bay mang theo dị vật rơi vào mắt
  • Trong quá trình lao động, làm việc mắt bị tổn thương
  • Hiện tượng khô mắt do tiếp xúc nhiều với điện thoại, máy vi tính, tivi, đọc sách báo khuya và thường xuyên, không cho mắt có thời gian nghỉ ngơi
  • Stress, căng thẳng lo âu, thay đổi nội tiết trong cơ thể do mang thai, sau sinh và tiền mãn kinh cũng có thể là lý do gây ra hiện tượng cộm mắt
  • Là do mắt bị viêm mí mắt, đau mắt hột, đau mắt đỏ, lẹo, chắp, bị kích ứng, dị ứng, ... nên dẫn đến mắt bị cộm và mờ.

Khắc phục cộm mắt như thế nào?

  • Khi phát hiện triệu chứng cộm mắt, điều đầu tiên là phải xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến mắt bị cộm là gì. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm cải thiện chứng bệnh này hiệu quả nhất.
  • Tuyệt đối không được tự chữa trị tại nhà vì những nguy cơ tiềm ẩn, có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn và quan sát của mắt khiến cho việc cứu chữa khó khăn hơn. Không nên nghe mách bảo hoặc áp dụng các mẹo chữa theo quan niệm dân gian khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia về mắt.
  • Không dụi mắt hoặc đeo kính áp tròng vào lúc này bởi sẽ làm tình trạng cộm mắt trở nên nặng hơn.
  • Khi mắt cộm do dị vật hoặc bụi, chấn thương trong lúc làm việc cần bình tĩnh rửa mắt bằng nước sạch, nước muối sinh lý. Nếu không cải thiện và bụi không trôi ra ngoài thì cần đến ngay bệnh viện để được lấy dị vật và chăm sóc mắt đúng cách.
  • Trường hợp mắt cộm xốn, khô mắt do ngồi trước màn hình vi tính quá nhiều (hay gặp ở nhân viên văn phòng) cần thay đổi thói quen như không nhìn quá lâu vào màn hình vi tính, tivi hay điện thoại, chớp mắt thường xuyên trong quá trình làm việc. Hướng mắt về nơi có vùng màu dễ chịu, tươi mát. Có thể sử dụng thuốc tra mắt như Genteal, Liposic, Systane, ... nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi nguyên nhân bắt nguồn từ căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố cần nhanh chóng giảm bớt stress, để mắt làm việc quá lâu, ăn uống đủ chất, chăm sóc cơ thể và thực hiện lối sống khoa học, ...
  • Khi mắt bị cộm nhưng không có bụi mà do nghi ngờ mắc một căn bệnh nào đó thì cần xác định đúng mức độ và hiện trạng để có hướng can thiệp đúng. Một số bệnh không có khả năng tự khỏi hoặc tái nhiễm cao cần tuân thủ nghiêm túc khuyến cáo của bác sĩ. Nếu bệnh không cải thiện nhanh hoặc tiến triển nặng có thể phẫu thuật để bảo tồn thị lực.
vicare.vn-xu-ly-dut-diem-hien-tuong-mat-bi-com-body-2

Làm sao phòng tránh mắt bị cộm?

  • Giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là đôi mắt cẩn thận. Luôn rửa mắt với nước sạch và không dùng chung khăn mặt, vật dụng cá nhân với người khác.
  • Không nên dụi mắt nhiều do mắt có thể nhiễm trùng nếu như tay không sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây các bệnh về mắt.
  • Khi đi ra ngoài đường cần che chắn và bảo vệ mắt bằng kính để tránh gió, bụi, ánh nắng, dị vật bay vào mắt. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt sau khi đi ngoài đường về nhưng cần trao đổi trước với bác sĩ về loại thuốc được phép sử dụng.
  • Điều chỉnh lại cách làm việc để mắt có thời gian nghỉ ngơi. Thường xuyên chớp mắt, nhắm mắt trong khoảng thời gian ngắn để mắt được hồi phục.
  • Khi không thực sự cần thiết thì nên hạn chế đeo kính áp tròng. Nên tìm loại có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo để không gây khó chịu, ảnh hưởng cho mắt.
  • Ngoài ra, việc bổ sung và tăng cường các dưỡng chất cho mắt cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh. Những thực phẩm nên cung cấp thường xuyên là vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, omega-3, lutein và zeaxanthin, ...

Xem thêm:

  • Nguyên nhân khiến mắt bạn bị đỏ và ngứa
  • Viêm kết mạc mắt dùng thuốc alcon maxitrol và systane ultra nhưng không đỡ ngứa là bị sao?
  • Bị đau mắt đỏ phải làm sao nhanh khỏi ?