Xử lý bệnh hôi chân trong mùa hè nắng nóng
Hôi chân hiện đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người mắc phải. Nó khiến đôi chân bạn bị bốc mùi hôi bất cứ lúc nào, gây ra khó chịu và không ít mặc cảm cho nhiều người. Hay bạn đến nhà ai đó, bắt buộc phải cởi giày bạn sẽ thấy sự phiền toái của bệnh hôi chân gây ra. Vì vậy để trị ...
Xử lý bệnh hôi chân trong mùa hè nắng nóng
Hôi chân hiện đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người mắc phải. Nó khiến đôi chân bạn bị bốc mùi hôi bất cứ lúc nào, gây ra khó chịu và không ít mặc cảm cho nhiều người. Hay bạn đến nhà ai đó, bắt buộc phải cởi giày bạn sẽ thấy sự phiền toái của bệnh hôi chân gây ra. Vì vậy để trị căn bệnh này là điều không phải dễ dàng, việc mà bạn chỉ có thể là làm hạn chế mức tối thiểu việc khiến chân bốc mùi hoặc với tình trạng nặng hơn bạn phải đến gặp bác sĩ để điều trị. Để có thể là được điều này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh hôi chân
1. Do bài tiết mồ hôi quá mức: Bàn chân có tới 2.500 tuyến mồ hôi, chính vì vậy mà chúng đổ mồ hôi nhiều hơn bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Những người có số lượng các tuyến mồ hôi nhiều hơn người bình thường thì hiển nhiên tăng tiết mồ hôi cũng nhiều hơn. Điều này vô tình khiến cho lớp tế bào chết luôn được tẩm ướt, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn trên da phát triển
2. Nhiều người không bị đổ mồ hôi nhiều nhưng lại phải thường xuyên mang giày kín, chính môi trường kém thông thoáng trong đôi giày khiến chân không thể “thở”, hơn nữa việc lâu ngày không vệ sinh giày cũng khiến số lượng vi khuẩn tăng gấp nhiều lần.
3. Sử dụng giày dép với chất liệu không phù hợp. Những đôi giày bằng nhựa hoặc bằng những chất liệu nhân tạo khác khiến mồ hôi ở chân không thể thoát ra ngoài.
4. Một nguyên nhân gây hôi chân khác xuất phát từ một căn bệnh liên quan đến da chân là nấm; nước ta hiện nay có khảng hơn 27% dân số mắc các bệnh về nấm, trong đó có nấm da ở chân. Những người bị nấm chân luôn có sẵn lượng vi khuẩn lớn, vùng da sần sùi, bong tróc chính là nguồn thức ăn dồi dào cho chúng. Các loại vi khuẩn này phân hủy và cư trú ở ngay lớp tế bào sừng (lớp da bị chai sần). Khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi. Các tế bào này bị ngâm trong mồ hôi càng lâu thì các vi khuẩn phân hủy càng hoạt động mạnh, làm thoát ra mùi hôi khó chịu.
5. Hôi chân do các vết thương hở trên da chân. Trường hợp này gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhiễm trùng hay các bệnh về tim mạch. Các căn bệnh này gây nên những vết lở loét trên da đồng thời bốc mùi hôi khó chịu.
Những lưu ý cho những người mắc bệnh hôi chân
- Khi mua giày dép bạn hãy chọn những chất liệu mềm, mỏng, càng dễ thoát mồ hôi càng tốt.
- Mang dép cẩn thận khi đến nơi đông người, những nơi có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn như hồ bơi, phòng thể hình tập thể, các phòng tắm hơi. Khi từ những nơi này về tốt nhất nênvệ sinh giày và chân ngay lập tức.
- Giữ vệ sinh đôi chân thật tốt bằng cách rửa chân ít nhất 2 lần trong ngày, nhất là lúc trước khi ngủ.
.
- Nếu được hạn chế tối đa thời gian mang giày, nếu không được bạn hãy tìm loại hở mũi hoặc đục lỗ để thoát mồ hôi. Như vậy sẽ giúp cho chân của bạn dễ thở và thông thoáng hơn. Hạn chế các mồ hôi sẽ đọng lại và sinh ra vi khuẩn.
- Nếu đang ở trong công ty, hoặc ở nhà một người bạn không có nhiều lựa chọn mà bạn lại phát hiện đôi chân của mình đang bốc mùi, để chữa cháy bạn có thể dùng ngay các loại dung dịch rửa tay để rửa chân. Chất cồn có trong dung dịch này khử mùi rất nhanh, nhưng đây chỉ là một biện pháp nhất thời.
- Trước khi đi ra ngoài, hãy chuẩn bị một lọ phấn rôm nhỏ bên mình. Trong trường hợp khẩn cấp hãy rắc ngay một ít phấn lên khắp bàn chân, kẽ ngón chân. Cách này rất dễ dàng nhưng giúp bạn khử mùi hôi tạm thời hiệu quả.
- Mỗi sáng trước khi ra ngoài, hãy bôi một chút phèn chua khắp bàn chân và rải một ít vào trong giày, đó là một nguyên liệu chữa hôi chân hiệu quả. Nên mang theo một gói nhỏ, khi thấy chân ra mồ hôi nhiều hãy kín đáo bôi thêm vào.
- Nếu cảm thấy ngứa ngáy, ở bàn chân có những vùng da sần sùi, hơi đỏ thì bạn có nguy có bị nấm da, hãy đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu để chữa .
Mẹo trị hôi chân hiệu quả tại nhà
1.Tự chế các loại nước để ngâm chân
Ngâm chân trong nước muối và gừng
Tranh thủ thời gian thư giãn, lấy một bát lớn cho thêm nước ấm, thêm một chút muối và vài lát gừng đạp dập. Sau đó ngâm chân thư giãn trong 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ, rồi lau khô chân bằng khân bông mềm mại, thực hiện đều đặn và liên tục sẽ giúp bạn đánh bay mùi hôi khó chịu và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Điều này không chỉ giúp điều hòa lưu thông máu trong cơ thể bạn mà bạn, mà muối còn có tính xát khuẩn cao. Gíup bạn loại bỏ, và hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
Ngâm chân với củ cải trắng
Sử dụng 1 củ cải trắng, làm sạch rồi cắt lát và đun sôi lên với 1 lít nước cùng với 1 thìa muối. Sau đó hòa thêm 1,5 lít nước lạnh và ngâm chân 30 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ. Củ cải trắng có vị cay có tác dụng kháng khuẩn, hút ẩm và làm khô da chân hiệu quả nên có tác dụng tốt trong việc hạn chế ra mồ hôi chân và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu. Trong dân gian, đây là một vị thuốc trị mùi hôi chân hiệu quả được nhiều người sử dụng
Ngâm chân với lá chè xanh
Vo nát lá chè xanh, đun sôi với nước và hòa thêm nước lạnh để ngâm chân. Chất phenol trong chè xanh và một số hợp chất khác có tác dụng tốt cho cơ thể như, kháng khuẩn, tăng cường thể chất, chống lão hóa... Vitamin và khoáng chất trong chè xanh có tác dụng thúc đẩy quá trình thay da, tránh khô nứt da. Dùng lá chè xanh ngâm chân sẽ phòng ngừa những bệnh nấm, nước ăn chân, da chân nứt nẻ và giúp đôi chân có mùi thơm của chè.
Ngâm chân với tỏi
Giã nát 5 củ tỏi hòa với nước ấm và ngâm chân 2 lần/1 tuần có tác dụng khử mùi hôi ở chân rất tốt. Trong tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi, Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng.
Ngâm chân với giấm
Hòa 20ml giấm gạo hay giấm nếp vào 2 lít nước ấm, ngâm chân trong vòng 20 phút, mỗi ngày một lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Vì các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong dấm có chứa thành phần chính là các acid acetic, có nồng độ cồn 5% và các chất khác. Nên ngoài việc dấm được dùng để khử khuẩn tiêu diệt vi khuẩn ra thì dấm còn có tác dụng khử mùi hôi cực kì hiệu quả.
2. Sử dụng chanh tươi
Trong có chứa hàm lượng axit cao giúp làm sạch mồ hôi chân, đồng thời mùi hương của chanh cũng giúp xoa dịu mùi khó chịu do mồ hôi chân gây ra. Sau khi rửa chân sạch sẽ, bạn dùng nước cốt chanh thoa vào hai bàn chân, để trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp chân bạn khô ráo sạch sẽ và giảm bớt mùi hôi chân khó chịu.
3. Tẩy tế bào chết cho da chân
Nên tẩy tế bào chết thường xuyên cho đôi chân, tiêu biểu vào mùa xuân và mùa hè. Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ lớp biểu bì đã cũ ở chân và cung cấp độ ẩm cho da, tái tạo lớp da mới. Đôi chân như một người bạn đồng hành vậy nó giúp cơ thể đi những chặng đường dài, vì vậy hãy chăm sóc nó như cách mà bạn vẫn hay chăm sóc bản thân mình.
4. Thường xuyên khử mùi hôi của vớ/tất
Đối với những người mắc phải bệnh hôi chân thì việc loại bỏ mùi hôi chân nhất thiết không được bỏ qua việc khử mùi hôi của vớ, vì vớ tiếp xúc trực tiếp với đối chân của bạn nên cũng là yếu tố làm mùi hôi chân trở nên nặng mùi hơn rất nhiều. Nên chọn vớ có chất liệu bằng bông hay cotton vì 2 chất liệu này sẽ giúp thấm mồ hôi và hút ẩm dễ dàng hơn những chất liệu khác. Cần thay vớ 1 đến 2 lần trong ngày, tùy theo vận động ít hay nhiều; giặt sạch và phơi vớ khô ráo trước khi đi lại, tuyệt đối không nên đi vớ ẩm ướt sẽ càng làm cho chân tạo ra những mùi hôi khó chịu.
5. Vệ sinh giày hàng ngày
Việc vi khuẩn sinh ra là do giày quá kín, ẩm thấp và là nơi tốt nhất để chúng sinh sôi. Vì vậy nên thay giày hàng ngày, hoặc dùng bã chè khô đã pha, sau đó đem đi sấy khô và cuộn vào một miếng vải mỏng sau đó đem nhét vào bên trong đôi giày, điều này sẽ giúp hút ẩm, lọc mùi hôi ở giày cực hiệu quả. Tốt nhất nên để qua đêm để tăng hiệu quả, và mỗi tuần nên giặt giày từ 2 đến 3 lần; phơi sạch sẽ, tránh để nơi ẩm ướt.
6. Nên hạn chế các thực phẩm sau:
- Không ăn các thực phẩm dể gây ra mùi mồ hôi như: ớt cay, hành sống, tỏi sống,... nó sẽ làm mùi mồ hôi thêm nặng và phát tán nhanh hơn.
- Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích như cà phê ... vì đây cũng có thể là các yếu tố khiến đôi chân bạn có nguy cơ bị hôi.