Xoắn polyp cổ tử cung là gì?
Ngày nay, chị em phụ nữ đã quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Cùng với đó, các tiến bộ trong y học cũng góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trong đó phải kể đến kỹ thuật xoắn polyp cổ tử cung - một trong những phương pháp điều trị bệnh polyp cổ tử cung ở phụ nữ. Vậy kỹ thuật xoắn polyp cổ tử cung là gì?
Xoắn polyp cổ tử cung là gì?
Ngày nay, chị em phụ nữ đã quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Cùng với đó, các tiến bộ trong y học cũng góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trong đó phải kể đến kỹ thuật xoắn polyp cổ tử cung - một trong những phương pháp điều trị bệnh polyp cổ tử cung ở phụ nữ. Vậy kỹ thuật xoắn polyp cổ tử cung là gì và khi nào nên thực hiện, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Khái niệm bệnh Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là bệnh lý tại cổ tử cung (phần dưới cùng của tử cung nối với âm đạo, là lối vào cho tinh trùng vào tử cung, khi sinh con cổ tử cung là nơi mở ra để đẩy thai ra ngoài) xuất hiện những u cục nhỏ còn gọi là polyp, kích thước khoảng 2 - 3 mm hoặc lên đến 2 - 3 cm. Những u cục nhỏ này có thể phát triển độc lập hoặc liên kết với nhau bằng một cuống mềm, bám ở bề mặt cổ tử cung hoặc trên thành âm đạo. Polyp là cấu trúc rất dễ vỡ.
Polyp cổ tử cung hoặc thành âm đạo thường xuất hiện do các nguyên nhân: viêm nhiễm mãn tính ở cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, tăng nồng độ estrogen, sót nhau thai do sinh nở, nạo hút thai, thuyên tắc mạch máu, đặt vòng tránh thai, nhiễm khuẩn lao ở cổ tử cung, nhiễm sán máng...
Bệnh không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ như: khó thụ thai, vô sinh hiếm muộn, đau tức vùng hạ vị, đau khi quan hệ, sảy thai, sinh non, viêm nhiễm đường tiết niệu... Tuy nhiên, polyp tử cung không phải là khối u ung thư, rất hiếm trường hợp polyp phát triển thành ung thư cổ thư cổ tử cung (hầu hết ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra).
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là phụ nữ ở độ tuổi 40 – 50 tuổi, có nhiều hơn 1 đứa con. Những bé gái chưa có chu kì kinh nguyệt thường không mắc bệnh này. Đôi khi phụ nữ mang thai hoặc sắp đến tuổi mãn kinh cũng xuất hiện polyp do sự gia tăng bất thường của nồng độ hormon sinh dục estrogen.
Xoắn polyp cổ tử cung là gì?
Xoắn polyp cổ tử cung là một trong những phương pháp ngoại khoa, điều trị polyp cổ tử cung, thành âm đạo hiệu quả. Đây được đánh giá là phương pháp tốt nhất trong việc điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát của các khối u cục. Quy trình thực hiện phương pháp này bao gồm: cắt, đốt cuống polyp, xoắn polyp cổ tử cung.
Khi nào nên thực hiện xoắn polyp cổ tử cung?
Bệnh Polyp cổ tử cung tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chị em nên đi khám để được tư vấn thực hiện xoắn polyp cổ tử cung khi có các dấu hiệu sau đây:
- Đau vùng bụng dưới thường xuyên, có thể âm ỉ kéo dài hay đau một cách dữ dội, không thể tự khỏi. Đôi khi đau còn lan rộng đến nhiều vị trí khác trên cơ thể.
- Xuất huyết (chảy máu) âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trong chu kỳ, kinh nguyệt lại ra ít về lượng và ra chậm hơn bình thường.
- Tiểu buốt, rắt hoặc thậm chí là bí tiểu kèm theo táo bón.
- Đau khi sinh hoạt tình dục.
- Suy nhược, mệt mỏi.
Polyp cổ tử cung khi mới hình thành và được phát hiện sớm, kích thước nhỏ có thể điều trị bằng nội khoa bằng thuốc. Nếu thuốc không phát huy tác dụng hoặc kích thước các u cục quá to, bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, và xoắn polyp cổ tử cung là một trong những phương pháp hiệu quả.
Xoắn polyp cổ tử cung có đau không?
Xoắn polyp cổ tử cung là một tiểu phẫu khá đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn nào cho bệnh nhân. Quy trình thực hiện xoắn polyp cổ tử cung có thể mô tả cơ bản như sau:
- Cán bộ y tế sẽ chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đồng thời giải thích cho bệnh nhân sơ lược về những thao tác sẽ thực hiện để chuẩn bị về mặt tâm lí.
- Xác định được kích thước và vị trí polyp, tiến hành vệ sinh vùng kín của bệnh nhân.
- Dùng mỏ vịt (hoặc dụng cụ chuyên dụng) để mở rộng âm đạo, nếu mỏ vịt làm bằng kim loại (inox) bệnh nhân có thể cảm thấy lạnh một chút. Thực hiện thao tác xoắn và nong polyp bằng dụng cụ dò nội soi, thường không gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Sát khuẩn âm đạo.
- Kê đơn thuốc và hẹn tái khám.
Đây là một thủ thuật khá đơn giản, thực hiện trong 15 - 30 phút và nghỉ ngơi, theo dõi tại cơ sở y tế khoảng 1 giờ là được về nhà. Sau đó khoảng 2 - 3 ngày là bệnh nhân hoàn toàn có thể làm việc như bình thường. Nếu các biểu hiện đau rát, chảy máu khi quan hệ, xuất hiện khí hư nhiều, có mùi khó chịu, đau quặn bụng, rong kinh... còn tiếp diễn sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần đến khám ngay để chẩn đoán và khắc phục càng sớm càng tốt.
Chăm sóc bệnh nhân sau khi xoắn polyp cổ tử cung
- Bắt buộc vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch và thấm khô bằng giấy hoặc khăn dành riêng cho vùng kín, tránh nhiễm khuẩn khiến vết thương lâu lành.
- Kiêng sinh hoạt tình dục theo chỉ định của bác sĩ, đây là việc bác sĩ sẽ căn dặn sau khi thực hiện xoắn polyp. Bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ đúng, nếu quan hệ tình dục sớm khi vết thương chưa lành có thể xảy ra các tổn thương cổ tử cung hoặc âm đạo, gây chảy máu, viêm nhiễm cổ tử cung, âm đạo nặng nề.
- Không nên làm việc nặng sau khi thực hiện thủ thuật, nên dành thời gian nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ăn uống điều độ và đủ chất.
Xem thêm:
- Điều trị cắt xoắn bệnh polyp cổ tử cung
- Xoắn polyp cổ tử cung - cách điều trị an toàn, hiệu quả, ít tốn kém