Xóa tan nỗi lo viêm xoang mãn tính trong mùa đông

Nhằm để giảm tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dưới đây là những cách phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát bằng phương dược Đông Y.

Xóa tan nỗi lo viêm xoang mãn tính trong mùa đông Xóa tan nỗi lo viêm xoang mãn tính trong mùa đông

Với những người bị viêm xoang mãn tính thì mùa đông chính là kẻ thù. Gió mùa về khiến cái nóng đột ngột chuyển sang lạnh, ảnh hưởng trực tiếp vào cơ thể, nhất là khi ta hít thở. Mũi là bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất, niêm mạc mũi vào mùa này sẽ trở nên khô rát hơn do phải làm ẩm không khí lạnh rất nhiều. Đối với những người mắc phải viêm xoang mạn tính, thì đây là nguyên nhân khiến bệnh bắt đầu tái phát trở lại và nặng hơn. Số bệnh nhân viêm xoang mạn tính nhập viện vào mùa đông tại khoa Tai Mũi Họng ở các bệnh viện thường tăng đột biến.

Nếu bạn đang lo lắng làm sao để vượt qua mùa đông với căn bệnh mạn tính khó chịu này. Bài viết kỳ này sẽ giúp bạn phòng trị và xoá tan nỗi khổ sở với xoang mũi rát buốt, sụt sùi khi gió đông về. Bên cạnh đó, nhằm để tránh dùng kháng sinh quá nhiều, giảm tình trạng kháng thuốc và tránh tổn thương gan, dưới đây là những cách phòng bệnh viêm xoang mạn tính tái phát bằng phương dược.

1. Xông hơi

- Xông hơi bằng các loại thảo dược: Đây là phương pháp dân gian phổ biến, đơn giản và ai cũng có thể áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị nước cất, cùng với lá và hoa cứt lợn, lá húng chanh, lá bạc hà hoặc khuynh diệp đã được rửa sạch, cho vào nồi đun sôi trong vòng 10 đến 15 phút. Công dụng của các loại lá này sẽ giúp bạn giảm viêm, đỡ dị ứng. Cẩn thận sử dụng nồi xông sao cho tránh bỏng. Khi xông cần hít thở chậm để hơi nước thảo dược đủ đi vào đường thở.

viêm xoang mạn tính

- Xông hơi bằng tinh dầu: nhỏ một vài giọt tinh dầu hoặc hỗn hợp tinh dầu vào chậu, bình hay một bát nước nóng. Hơi nước nóng hoà cùng tinh dầu thiên nhiên, bốc lên và lan toả khi xông hơi, được hít vào xoang mũi có tác dụng chống viêm, sát khuẩn và làm dịu triệu chứng đau ở niêm mạc mũi. Lưu ý khi sử dụng hỗn hợp tinh dầu, chỉ nên là những mùi có thể hoà hợp với nhau như chanh, sả, gừng, trà xanh hoặc hoa hồng, cam, bạc hà, và tuỳ thuộc vào nhu cầu mùi hương của từng người. Ngoài ra cũng không nên trộn lẫn quá nhiều mùi với nhau, có thể làm giảm tác dụng.

2. Chống viêm, chống dị ứng với cỏ cứt lợn

Theo Đông y, cây cỏ cứt lợn có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Loại thảo dược này được dùng làm thuốc chống viêm, dị ứng phù nề trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấpmạn tính. Để chữa viêm xoang mũi dị ứng hoặc viêm tai, sử dụng lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, lọc và vắt lấy nước cốt (*). Trước khi sử dụng, người bệnh cần rửa sạch mũi bằng nước ấm, lau khô rồi nhỏ nước cốt lá cây cứt lợn vào mũi, hoặc cẩn thận hơn, tẩm vào tăm bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai bị đau. Ngoài ra, có thể dùng cành lá khô 15 gram - 30 gram, sắc với 500ml nước còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.

viêm xoang mạn tính

3. Các lưu ý cần thiết

- Không uống thuốc kháng sinh để phòng hoặc điều trị viêm xoang mạn tính. Bởi, chứng bệnh mạn tính này thường không do nhiễm trùng, do đó điều trị bằng kháng sinh không giúp ích được gì mà còn làm tăng thêm khả năng kháng thuốc của vi trùng. (*1)

- Cần theo dõi kết quả sau khi xông hơi, nếu trong hoặc sau khi xông cảm thấy hoa mắt chóng mặt, mất sức thì không nên tiếp tục xông. Hoặc khi bệnh tái phát, áp dụng xông thảo dược mà thấy không đỡ thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và tránh biến chứng xảy ra.

- Không nên tắm ngay sau khi xông bởi khi đó lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ khiến bít tắc chân lông, máu lưu thông chậm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Thời gian xông hơi nhanh hay chậm phải phù hợp với thể trạng của mỗi người. Tương tự, việc ra nhiều mồ hôi nhiều hay ít cũng tuỳ thuộc người khoẻ mạnh, người béo, gầy hay người cao tuổi. Không nên ép xông cho ra nhiều mồ hôi. Người dễ ra mồ hôi chỉ nên xông cho ra ít mồ hôi trong mỗi lần xong. Đặc biệt, phụ nữ có thai, người già yếu suy nhược, người đang bệnh và sốt cao không nên thực hiện phương pháp xông hơi.

- Uống bù nước sau khi xông. Không nên dùng ngay các loại nước ướp lạnh để làm mát sau khi xông, thay vào đó là các loại thức uống ấm, nóng như trà, nước chanh hoặc trà gừng.

viêm xoang mạn tính

Trên đây là một số phương pháp giúp bạn làm giảm và tránh cơn tái phát của viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên, mỗi khi đến mùa tái phát bệnh mạn tính, mỗi người nên đến gặp bác sĩ để thăm khám tình trạng bệnh của mình, từ đó lựa chọn phương pháp phòng ngừa và điều trị tốt nhất. Đặc biệt quan trọng nhất là bạn phải điều trị sớm, tránh làm tắc lại lỗ thông mũi xoang bệnh sẽ được chữa khỏi. Chúc bạn khỏi bệnh.

Chú thích

(*) Theo lương y Đinh Công Bảy - Sức Khoẻ & Đời Sống

(*1) Theo BS Lê Hồng Hà - Sức khoẻ & Đời sống

Cám ơn đã đọc bài viết!

>>> Xem thêm: Chữa viêm xoang bằng xông mũi