Xét nghiệm triple test - việc mẹ bầu không thể bỏ qua
Xét nghiệm triple test chính là xét nghiệm tầm soát trước khi sinh, đây là xét nghiệm máu của bà bầu để có thể biết trước một số nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên hầu hết các chị em vẫn còn chưa nắm rõ về xét nghiệm này, cũng như ý nghĩa mà nó mang lại. Vì vậy hãy cùng HoiBenh tìm hiểu kỹ hơn về xét nghiệm này ngay sau đây.
Xét nghiệm triple test - việc mẹ bầu không thể bỏ qua
Xét nghiệm triple test là gì?
Xét nghiệm triple test là xét nghiệm giúp phát hiện các tật bẩm sinh có thể có trong tế bào thai. Xét nghiệm này dựa vào máu của mẹ để tìm hiệu những rối loạn bẩm sinh ở tế bào thai.
Xét nghiệm này còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, chúng có 3 chỉ số được sử dụng trong xét nghiệm là hCG, AFP và estriol. Từ 3 chỉ số này người ta sẽ xem xét và tính ra được các khuyết tật của tế bào thai.
Xét nghiệm này có thể đánh giá các bệnh mà thai nhi có thể mắc phải như:
- Hội chứng down
- Hội chứng edwards
- Bệnh dị tật hở đốt sống và thai vô sọ
>>> Xem thêm: Xét nghiệm Triple test và một số cơ sở xét nghiệm uy tín
Đối tượng cần phải thực hiện xét nghiệm triple test
Xét nghiệm triple test thường được thực hiện khi thai nhi được 15 đến 20 tuần tuổi. Kết quả xét nghiệm được cho là chính xác nhất khi thai nhi được 16 hoặc 18 tuần tuổi. Và mọi phụ nữ khi mang thai nên thực hiện xét nghiệm tầm soát này để biết các vấn đề có thể xảy ra trong thai nhi. Một số thai phụ cần được xét nghiệm như:
- Thai phụ có tiền sử trong gia đình có người bị tật bẩm sinh
- Thai phụ trên 35 tuổi
- Có thời gian thai phụ uống thuốc hoặc các chất gây hại cho thai nhi
- Trong quá trình mang thai bị nhiễm virus gây bệnh
- Thai phụ bị bệnh tiểu đường, hoặc có sử dụng insulin
Lưu ý sau khi thực hiện xét nghiệm triple test
Trong xét nghiệm này, có 3 chỉ số mà thai phụ cần nắm rõ:
- Chỉ số AFP: chính là một loại protein được sinh ra do tế bào thai
- hCG: là hormone được sản xuất bởi nhau thai
- Estriol: là một dạng hormone được sản xuất bởi tế bào thai và nhau thai
Phân tích và xét nghiệm máu của bà bầu, ngoài ra còn có thể sựa trên một số yếu tố như cân nặng, tuổi tác để đoán những dấu hiệu bất thường trong tế bào thai. Sau khi xét nghiệm nếu:
- Kết quả cho được dương tính với dị tật bẩm sinh thì thai phụ nên thực hiện chọc dò ối để xét nghiệm và cho kết quả chính xác hơn.
- Nếu như kết quả giữa xét nghiệm tầm xoát và siêu âm không giống nhau thì nên thực hiện chọc dò ổi để biết kết quả chính xác.
- Kết quả của xét nghiệm này chỉ mang tính tương đối, vì thế khi có kết quả bạn cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy đợi kết quả chính xác từ phương pháp thực hiện khác.
Việc chuẩn đoán tình hình thai nhi trước khi sinh giúp xác định rõ những bất thường của thai nhi để giúp cho vợ chồng có thể đưa ra các quyết định, cũng như thông tin phù hợp để điều trị hoặc lên các kế hoạch về sau.