Xét nghiệm tổng phân tích máu có đánh giá được nguy cơ sốt xuất huyết hay không?

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính, do virus Dengue gây ra, xâm nhập vào cơ thể qua đường muỗi đốt. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, khi mắc bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến tính mạng con người.

Xét nghiệm tổng phân tích máu có đánh giá được nguy cơ sốt xuất huyết hay không? Xét nghiệm tổng phân tích máu có đánh giá được nguy cơ sốt xuất huyết hay không?

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền cấp tính, do virus Dengue gây ra, xâm nhập vào cơ thể qua đường muỗi đốt. Đây là một bệnh rất nguy hiểm, khi mắc bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến tính mạng con người.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở từng giai đoạn

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở đối với tất cả mọi đối tượng, kể cả người lớn hay trẻ em, khi mắc bệnh đều xuất hiện triệu chứng tương đối giống nhau.

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột (khoảng 39-40 độ) trong 2-3 ngày liên tục, kèm theo đó là các triệu chứng như cơ thể mỏi mệt, đau nhức, buồn nôn. Ở trẻ em, nếu sốt cao liên tục không giảm trong thời gian dài có thể xuất hiện hiện tượng co giật.
  • Giai đoạn xuất huyết: Sau khi sốt 2-3 ngày liên tục, trên cơ thể người bệnh có biểu hiện xuất huyết dưới da (xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ, nặng hơn thì xuất hiện các mảng bầm tím trên da), hoặc xuất huyết tiêu hóa (đi ngoài ra máu). Đối với trẻ em, ngoài các triệu chứng trên có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng, chảy máu cam....
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thông thường kể từ ngày thứ 4 tính từ lúc phát bệnh là bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này người bệnh đã không còn sốt cao, tuy nhiên có thể xuất hiện những biến chứng nặng gây sốc như cơ thể mệt mỏi, chân tay lạnh, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, hồng cầu giảm. Khi rơi vào tình trạng sốc sẽ gây nguy hại tới tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
vicare.vn-sot-xuat-huyet-co-duoc-phat-hien-thong-qua-xet-nghiem-tong-phan-tich-mau-body-1

Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Khi phát hiện mắc bệnh sốt xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời. Vì nếu sản phụ bước vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, trong quá trình sinh nở có thể xảy ra tình trạng rối loạn đường máu rất nguy hiểm. Ngoài ra, sản phụ cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc, tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số xét nghiệm máu cơ bản để phát hiện sốt xuất huyết

Khi sốt cao liên tục không giảm trong 2-3 ngày không rõ nguyên nhân, kèm theo các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức mắt, mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ sốt xuất huyết, vì đây là các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết giai đoạn đầu.

Sốt xuất huyết là bệnh lý do virus gây ra (virus Dengue), vì thế để chẩn đoán chính xác, chúng ta cần làm các xét nghiệm máu kết hợp với việc đánh giá các triệu chứng gây bệnh, qua đó có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời

vicare.vn-sot-xuat-huyet-co-duoc-phat-hien-thong-qua-xet-nghiem-tong-phan-tich-mau-body-2
Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh sốt xuất huyết?

Xét nghiệm tổng phân tích máu có đánh giá được nguy cơ sốt xuất huyết hay không?

Một trong những hệ quả của bệnh sốt xuất huyết là làm giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu trong cơ thể, vì vậy thông qua việc xét nghiệm tổng phân tích máu, chỉ số về bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit trong kết quả sẽ giúp chúng ta xác định được có mắc bệnh hay không.

Xét nghiệm Dengue NS1/Ab Combo

Kết quả của xét nghiệm này cho biết: Nếu trong máu có chứa kháng nguyên NS1, chứng tỏ cơ thể bạn bị nhiễm virus Dengue trong 9 ngày đầu kể từ lúc phát bệnh. Nếu phát hiện có kháng thể IgM sau khi xuất hiện triệu chứng sốt từ 4-5 ngày, hay trong trường hợp virus Dengue tiên phát kháng thể IgG trong thời gian từ ngày 10-14 của kỳ bệnh, hoặc việc nhiễm virus Dengue thứ phát làm gia tăng số lượng kháng thể có trong máu sau khoảng 1-2 ngày phát bệnh ....đều là cơ sở để khẳng định bạn đã mắc bệnh sốt xuất huyết.

Phương pháp xét nghiệm Dengue NS1/Ab Combo có độ nhạy của Dengue NS1 là 98.4%, độ đặc hiệu là 92.4%; còn chỉ số của Dengue IgM tương ứng lần lượt là 94.2% và 96.4%.

Xét nghiệm virus Dengue bằng phương pháp Realtime RT-PCR

Đây là phương pháp nhanh nhất hiện nay trong việc tìm kiếm sự có mặt của kháng nguyên NS1 trong máu, với độ đặc hiệu đạt 100% và độ nhạy là 95%. Xét nghiệm Realtime RT-PCR giúp chúng ta xác định trong máu có chứa ARN của virus Dengue ngay trong giai đoạn đầu của kỳ bệnh (khi chưa phát hiện các triệu chứng của sốt xuất huyết).

Xét nghiệm điện giải đồ (Na+, K+, Cl-)

Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng điện giải bị rối loạn.

Xét nghiệm chức năng gan (AST, ALT, GGT)

Thông qua việc kiểm tra hoạt động của gan, từ đó xác định được mức độ tổn thương và những biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sốt xuất huyết.

Xét nghiệm Albumin

Xét nghiệm này giúp đánh giá khả năng xảy ra tình trạng thoát huyết tương, một trong những triệu chứng cơ bản của người mắc bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, kết quả của việc kiểm tra Albumin giúp cho người bệnh xác định được tình trạng bệnh diễn biến ra sao, qua đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm chức năng thận (Urê, Creatinine, Cystatin C, MicroAlbumin niệu)

Thông qua việc kiểm tra hoạt động của thận, từ đó xác định được mức độ tổn thương và những biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sốt xuất huyết

Xét nghiệm CRP

Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ viêm nhiễm, đồng thời giúp xác định có phải sốt là triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết hay không.

Ngoài ra, sau khi kiểm tra và phát hiện có dấu hiệu sốt xuất huyết giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ mà không cần ở lại bệnh viện.

Một số lưu ý khi điều trị, theo dõi bệnh sốt xuất huyết tại nhà

  • Uống nhiều nước, có thể thay thế bằng dung dịch Oresol – Dung dịch bù điện giải hoặc uống nhiều nước trái cây nhằm bổ sung nước cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối
  • Ăn thức ăn tốt cho đường tiêu hóa: cháo, súp, sữa...

Chú ý theo dõi liên tục diễn biến tình trạng bệnh, nếu thấy bệnh có chuyển biến xấu hơn, xuất hiện các triệu chứng: cơ thể mệt mỏi, đau nhức, li bì, chân tay lạnh, buồn nôn...cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Hiện tại chưa có loại thuốc đặc trị nào hay vắc xin phòng chống sốt xuất huyết, vì vậy phòng tránh bệnh là rất quan trọng.

  • Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là do virus muỗi truyền qua cơ thể người, vì vậy biện pháp được ưu tiên hàng đầu là diệt muỗi, loại bỏ tối đa khả năng sinh sản của muỗi như thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường xung quanh nhà...
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ gìn nhà cửa khô ráo, thoáng mát.
  • Hạn chế tối đa việc bị muỗi đốt bằng cách mắc màn khi ngủ, đốt nhang đuổi muỗi, bôi thuốc chống muỗi....

Xem thêm:

  • Sốt xuất huyết - sự thật và biện pháp phòng chống
  • Bệnh sốt xuất huyết có lây không?