Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là làm những gì?

Theo thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng cho mẹ và con. Mẹ bầu mang thai từ tuần thai thứ 24 – 28 là thời điểm xuất hiện bệnh. Để xác định mẹ bầu có gặp tình trạng này hay không, người ta sử dụng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chẩn đoán.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là làm những gì? Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là làm những gì?

Theo thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng cho mẹ và con. Mẹ bầu mang thai từ tuần thai thứ 24 – 28 là thời điểm xuất hiện bệnh. Để xác định mẹ bầu có gặp tình trạng này hay không, người ta sử dụng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chẩn đoán.

Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường trong máu trong thời gian mang thai. Dấu hiệu này có thể sẽ dần mất đi sau khi mẹ sinh xong nếu như có sự kiểm soát tốt. Tuy nhiên nếu mẹ không kiểm tra và loại trừ, có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con khi lượng đường đến mức mất kiểm soát.

Thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân sẽ biết và tránh được rất nhiều biến chứng nguy hiểm của tình trạng tiểu đường khi mang thai ở cả mẹ cả con, thậm chí cả nguy cơ tử vong.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm bắt buộc đối với thai phụ. Thai phụ có thể yên tâm vì xét nghiệm này không hề ảnh hưởng đến thai nhi và không có tác dụng phụ. cần thực hiện theo chỉ định bác sĩ trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

vicare.vn-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-la-lam-nhung-gi-body-1

Các loại xét nghiệm đường huyết chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Có hai loại xét nghiệm tiểu đường các mẹ bầu nên thực hiện trong quá trình mang thai:

Xét nghiệm định lượng Glucose lúc đói

Tuần thai 24-28 thai phụ cần đến bác sĩ để tiến hành xét nghiệm, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm thử Glucose sàng lọc nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Khi xét nghiệm, thai phụ được chỉ định uống hết 50g Glucose trong 5 phút và lấy máu ở ngón tay sau 1 giờ để xét nghiệm sự chuyển hóa đường của cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bác sĩ sẽ chưa thể xác định rằng thai phụ có mắc tiểu đường thai kỳ không. Nên thai phụ sẽ phải làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose, để có kết quả chính xác nhất.

Nghiệm pháp đường huyết (xét nghiệm dung nạp Glucose) vào tuần thai 24-28

Nghiệm pháp dung nạp glucose là một xét nghiệm chẩn đoán một thai phụ chưa từng bị đái tháo đường trước đây trong quá trình mang thai có xuất hiện đái tháo đường thai kỳ không. Cần xét nghiệm vào buổi sáng, và thai phụ cũng cần nhịn đói để có kết quả chính xác.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu thứ nhất để kiểm tra đường huyết lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 tiếng). Sau đó, nhân viên y tế sẽ cho bạn uống một ly nước chứa 75g đường glucose và lần lượt lấy máu thử đường huyết sau 1 và 2 giờ. Trong quãng thời gian chờ đợi lấy máu, bạn không được ăn bất cứ gì, hạn chế vận động gắng sức, bạn có thể uống nước lọc nếu khát.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2017, nghiệm pháp dung nạp 75g glucose dương tính có nghĩa là bạn bị đái tháo đường thai kỳ khi có 2 trong 3 xét nghiệm đường huyết tĩnh mạch kể trên (trước và sau khi uống glucose) cao trên ngưỡng chẩn đoán. Ngưỡng chẩn đoán của giá trị đường huyết đói, đường huyết sau 1 giờ uống 75g glucose, sau 2 giờ uống 75g glucose lần lượt là 92 mg/dl, 180 mg/dl và 153 mg/dl.

Thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm đường huyết chẩn đoán tiểu đường thai kỳ?

Tất cả phụ nữ mang thai nên sớm làm xét nghiệm định lượng Glucose và nghiệm pháp đường huyết (Glucose tolerance test – GTT) vào tuần thứ 26-28 để tầm soát và phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên trong các trường hợp người mẹ đã có tiền sử tiền tiểu đường, thừa cân béo phì, có chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng hoặc có các biểu hiện: hay khô miệng, khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa rát hoặc nhiễm nấm vùng âm đạo hoặc các vết thương khó lành hơn...thì cần được xét nghiệm sớm hơn để xác định mức đường huyết.

Tầm quan trọng của xét nghiệm đường huyết chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

vicare.vn-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-la-lam-nhung-gi-body-2

Xét nghiệm đường huyết chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đặc biệt cần thiết đối với những thai phụ:

  • Tuổi mẹ khi mang thai > 40 tuổi;
  • Bị béo phì (BMI) > 25;
  • Tiền sử đã bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước;
  • Tiền sử sinh con nặng ký ≥ 4000 gr;
  • Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do;
  • Tiền sử sinh con có dị tật bẩm sinh mà không tìm được nguyên nhân;
  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường týp 2;
  • Rối loạn phóng noãn kiểu buồng trứng đa nang;
  • Sử dụng thuốc như corticosteroids, thuốc kháng virus, hoặc nhiễm HIV...

Bác sĩ cũng lưu ý các thai phụ trong suốt thai kỳ không nên ăn quá nhiều “ăn cho hai người”, nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi..., hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo hay các loại nước có lượng đường cao như nước mía sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến tăng chỉ số đường huyết.

Các mẹ bầu nên đi khám để chẩn đoán sớm tiểu đường thai kỳ để có những xử trí kịp thời và chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?
  • Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mới cập nhật năm 2019