Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
Mỗi khi được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, cầm kết quả trên tay mà bạn lại không biết là ý nghĩa gì trong 10 thông số này.
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
Được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, khi cầm kết quả trên tay, không có kiến thức về y bạn trở nên hoang mang không biết mình có bị gì không, có điều gì ảnh hưởng đến sức khỏe của thận hay cơ quan nào khác không? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết những ý nghĩa cơ bản nhất của xét nghiệm nước tiểu 10 thông số.
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số là gì?
Khi bạn bị bệnh, bác sĩ nghi ngờ có liên quan đến thận, một số bộ phận khác trong cơ thể, hoặc bác sĩ muốn tìm một số chỉ số hóa học có trong nước tiểu sẽ yêu cầu bạn phải làm xét nghiệm nước tiểu. Bạn cũng đừng vội nghĩ xét nghiệm nước tiểu có liên quan đến thận.
>>> Xem thêm: Những thông tin cần biết khi làm xét nghiệm nước tiểu
Ý nghĩa các chỉ số
- Tỉ trọng SG: chỉ số bình thường 1.015-1,025. Đây là chỉ số đánh giá khả năng nhiễm khuẩn, ngưỡng thận hay một số bệnh lý như viêm cầu thận, bệnh lý ống thận, hay viêm đài bể thận. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng cần đánh giá qua chỉ số này như bệnh lý gan, đái tháo đường, suy tim xung huyết.
- Bạch cầu (LEU), chỉ số cho phép 10-25 Leu/UL, nếu bạch cầu âm tính thì hoàn toàn bình thường, còn dương tính thì bạn có nguy cơ là nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng trong đường tiểu.
- Nitrit (NIT) chỉ số cho phép 0.05-0.1 mg/dL, âm tính là bình thường, còn dương tính thì trong nước tiểu xuất hiện nhiễm khuẩn.
- pH khoảng bình thường là 4,8 đến 7,4. Khi pH tăng cao quá có nghĩa bạn có thể bị suy thận mạn, hẹp môn vị và gây nôn. Còn pH quá thấp, giảm thì nghi ngờ nhiễm ceton do đái tháo đường.
- Hồng cầu (RBC) Âm tính là bình thường, dương tính nghĩa là hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu, có hiện tượng xuất huyết, chảy máu trong nước tiểu, bị nhiễm trùng thận, nước tiểu, hội chứng thận đa nang, hoặc tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.
- Protein (PRO) chỉ số bình thường 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L, âm tính là bình thường, dương tính nghĩa là xuất hiện protein trong nước tiểu, nghi ngờ do bệnh thận đái tháo đường, viêm cầu thận, cao huyết áp tính hội chứng thận hư, viêm đài bể thận...
- Glucose (GLU) khoảng thông thường 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L, âm tính là bình thường. Dương tính chứng tỏ glucose có trong nước tiểu, một trong những nguyên nhân gây ra là viêm tụy, đái tháo đường, bệnh lý ống thận hoặc chế độ ăn uống.
- Thể ceton (KET) 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L là chỉ số cho phép, đây là chỉ số đánh giá bạn có bị nhiễm ceton hay không. Nếu dương tính có nghĩa bạn có thể ceton xuất hiện trong nước tiểu, do bệnh đái tháo đường hoặc tiêu chảy mất nước.
- Bilirubin (BIL): chỉ số bình thường 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L, âm tính là bình thường, dương tính nghĩa là có bilirubin trong nước tiểu thường gây ra bởi bệnh lý về gan, xơ gan hoặc vàng da tắc mật.
- Urobilinogen (UBG) chỉ số bình thường 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L, dương tính trong kết quả chứng tỏ bạn đang bị nghi ngờ bị viêm gan nhiễm khuẩn, tắc ống mật chủ, ung thư đầu tụy hoặc suy tim xung huyết.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
Cách lấy mẫu nước tiểu
Có rất nhiều lỗi sai trong quá trình lấy nước tiểu cũng có thể dẫn đến kết quả sai lệch, chính vì vậy bạn cũng nên lưu ý cách lấy nước tiểu sao cho đúng cách.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn lấy nước tiểu ngay thì khi đi vào nhà vệ sinh bạn nên lấy nước tiểu đầu dòng. Trường hợp yêu cầu lấy nước tiểu trong 24 giờ, thì khi ngủ dậy bạn cần tiểu thật sạch bỏ lần đó mà không lấy mẫu, rồi sau đó, bắt đầu tính giờ, kể từ thời điểm đó lần đi tiểu kế tiếp bắt đầu tính. Cho tới đúng thời điểm này ngày hôm sau, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn đi tiểu lần cuối để kết thúc lần theo dõi và sẽ lấy mẫu đem đi xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn đọc về ý nghĩa các chỉ số của xét nghiệm nước tiểu. Hy vọng hữu ích cho bạn đọc.