Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose của cơ thể

Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose kiểm tra khả năng các tế bào của cơ thể hấp thu glucose, hoặc đường, sau khi bạn ăn một lượng đường nhất định. Các bác sĩ xác định lượng đường huyết lúc đói và giá trị HbA1c hemoglobin để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2. Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose cũng có thể được sử dụng để chuẩn đoán bệnh lý này, đặc biệt để chẩn đoán bệnh đái tháo đường trong thai kỳ.

Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose của cơ thể Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose của cơ thể

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1 khá nhanh vì bệnh thường phát triển một cách nhanh chóng và liên quan đến lượng đường cao trong máu. Bệnh tiểu đường tuýp 2, mặt khác, thường phát triển qua nhiều năm. Đây là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, và nó thường phát triển ở tuổi trưởng thành.

Tiểu đường trong thai kỳ xảy ra khi một người phụ nữ mang thai, bệnh nhân có thể không mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai và có lượng đường trong máu cao là kết quả của việc mang thai. Hiệp hội tiểu đường Mỹ ước tính rằng bệnh tiểu đường trong khi mang thai xảy ra với tỷ lệ khoảng 9,2 phần trăm thai phụ.

Đối tượng cần xét nghiệm mức độ dung nạp glucose?

Các bác sĩ nên kiểm tra phụ nữ đối với bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Tiểu đường trong khi mang thai có thể gây ra các biến chứng khi mang thai, vì vậy phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ thường khuyên bạn nên kiểm tra giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên làm xét nghiệm này sớm hơn nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
vicare.vn-xet-nghiem-muc-do-dung-nap-glucose-cua-co-the-body-1

Xét nghiệm glucose cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Chuẩn bị cho xét nghiệm mức độ dung nạp glucose

Chuẩn bị cho xét nghiệm mức độ dung nạp glucose bao gồm đến việc sau đây:

  • Tiếp tục cho ăn một chế độ ăn uống bình thường cho đến gần ngày kiểm tra.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về bất cứ loại thuốc mà bạn đang dùng. Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm có thể can thiệp vào kết quả.
  • Tránh ăn các thức ăn ít nhất tám giờ trước khi làm xét nghiệm. Bạn có thể uống nước, nhưng tránh các đồ uống khác, bao gồm cả cà phê và trà có caffeine, vì chúng có thể can thiệp vào kết quả.
  • Tránh đi vệ sinh ngay trước khi làm xét nghiệm vì bạn có thể cần phải lấy mẫu nước tiểu.
  • Mang theo một thứ gì đó để đọc hoặc một việc gì đó để làm trong khi bạn phải chờ đợi.

Trong khi xét nghiệm

Xét nghiệm này có thể diễn ra trong phòng của bác sĩ hoặc một phòng thí nghiệm tại địa phương. Khi đến nơi, một kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu để đo mức đường cơ sở của bạn. Phần này của xét nghiệm được gọi là kiểm tra glucose nhanh.

Xét nghiệm này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm là để xác định bệnh tiểu đường hay bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2

Xét nghiệm mức độ dung nạp glucose 75 gram trong hai giờ (OGTT) được sử dụng để kiểm tra bệnh tiểu đường. Bác sĩ sẽ kiểm tra nhanh mức đường huyết lúc đói của bạn đầu tiên. Sau đó, họ sẽ yêu cầu bạn uống 8 ounces dung dịch glucose có chứa 75 gram đường. Sau đó bạn sẽ phải chờ đợi trong trong hai giờ. Sau hai tiếng, họ sẽ lấy mẫu máu của bạn để phân tích.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bác sĩ có thể sử dụng hai loại xét nghiệm để xác định xem bạn có bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Xét nghiệm đầu tiên giống như xét nghiệm hai giờ đã được mô tả ở trên, ngoại trừ việc bạn sẽ phải rút máu 2 lần: sau một giờ và sau hai giờ. Xét nghiệm thứ hai bao gồm lấy mẫu máu kiểm tra sau một giờ và sau đó là xét nghiệm dung nạp glucose ba giờ nếu các chỉ số của xét nghiệm một giờ cao hơn bình thường.

Sau khi được kiểm tra đường huyết lúc đói, bạn sẽ phải uống một dung dịch chứa 50 gam đường. Một giờ sau, bạn sẽ được lấy mẫu máu. Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ sử dụng mẫu này để đo mức độ đường trong máu của bạn.

Bước thứ hai thường chỉ được tiến hành nếu bước đầu tiên có một kết quả tích cực. Bước hai là một phiên bản ba giờ của OGTT được mô tả ở trên. Trong phiên bản ba giờ này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải uống một dung dịch glucose có chứa 100 gram đường. Họ sẽ lấy máu của bạn khi bạn chưa uống, sau một, hai, và ba giờ sau khi bạn đã uống dung dịch glucose.

Bằng cách lấy mẫu máu của bạn trong quá trình cơ thể tiêu hóa các thức uống có đường, bác sĩ của bạn sẽ có thể biết được cơ thể của bạn có thể tiêu hóa đường với mức độ như thế nào.
vicare.vn-xet-nghiem-muc-do-dung-nap-glucose-cua-co-the-body-2

Rủi ro của một xét nghiệm mức độ dung nạp glucose

Những xét nghiệm này không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu bác sĩ đang kiểm tra xem bạn có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không, xét nghiệm này không nguy hiểm đến bạn hoặc em bé. Việc chích da lấy máu có thể có nguy cơ nhiễm trùng, nhưng tỷ lệ rất thấp. Hãy theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng như bị đỏ và sưng quanh chỗ chích da, và sốt. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt hoặc bị chóng mặt khi không ăn. Tốt nhất là hãy ăn sau khi xét nghiệm.

Một số người thấy viếc uống nước đường khá là khó chịu, đặc biệt là các dung dịch có nồng độ đường cao. Bạn có thể cảm thấy:

  • Buồn nôn
  • Dạ dày khó chịu
  • Bệnh tiêu chảy
  • Táo bón

Kết quả của xét nghiệm mức độ dung nạp glucose

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra lại vào một ngày khác nếu kết quả kiểm tra cho thấy nồng độ đường huyết của bạn cao hơn bình thường. Bạn sẽ không phải làm lại xét nghiệm cho bệnh tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số glucose tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiền tiểu đường, tiểu đường và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các bác sĩ sử dụng các giá trị sau theo mg / dL (mg / dL) để chẩn đoán bệnh tiểu đường trong OGTT 75 gram:

Khi máu được rút ra

Đối với tiền tiểu đường

Đối với bệnh tiểu đường

Đối với tiểu đường thai kỳ

Khi nhịn ăn

100-125 mg/dL

126 mg/dL hoặc cao hơn

lớn hơn 92 mg/dL

Sau 1 giờ

lớn hơn 180 mg/dL

Sau 2 giờ

140-199 mg/dL

200 mg/dL hoặc cao hơn

lớn hơn 153 mg/dL

Chỉ có một giá trị cần được đánh giá để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ.
vicare.vn-xet-nghiem-muc-do-dung-nap-glucose-cua-co-the-body-3

Tiểu đường thai kỳ: Cách tiếp cận hai bước

Nếu kết quả xét nghiệm mẫu máu sau một giờ của bạn là bằng hoặc lớn hơn 135 hoặc 140 mg / dL, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành bước thứ hai của xétnghiệm. Bước thứ hai bao gồm việc uống một dung dich chứa 100 gram đường. Nếu hai trong bốn cấp độ lấy máu của bạn cao hơn so với các chỉ số được liệt kê dưới đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khi máu được rút ra

Mức độ chẩn đoán

Khi nhịn ăn

Lớn hơn 95 mg/dL

Sau 1 giờ

Lớn hơn 180 mg/dL

Sau 2 giờ

Lớn hơn 155 mg/dL

Sau 3 giờ

Lớn hơn 140 mg/dL

Sau khi xét nghiệm mức độ dung nạp glucose

Đối với bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiểm tra trước khi tiến hành điều trị. Đối với bênh đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ không cần làm xét nghiệm thêm.

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, họ sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc tiểu đường khi cần thiết.

Việc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống và hoạt động, và bác sĩ của bạn cũng có thể kê thêm thuốc để điều trị nếu bạn cần nó. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi lượng đường trong máu của bạn mỗi ngày để đảm bảo rằng các chỉ số trong ngưỡng an toàn. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên bắt đầu điều trị ngay lập tức. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến việc có một bé bị béo phì bẩm sinh, gây ra các biến chứng khi sinh như sinh non và các biến chứng khác, như tiền sản giật. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một kế hoạch điều trị phù hợp nhất.


Theo Healthline