Xét nghiệm mới tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm đầu tiên của Việt Nam cho phép phát hiện 14 chủng virus nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, nhận diện mức độ hoạt động của virus. Đây được coi là bước tiến quan trọng trong khám và điều trị ung thư.

Xét nghiệm mới tầm soát ung thư cổ tử cung Xét nghiệm mới tầm soát ung thư cổ tử cung

Kỹ thuật xét nghiệm Aptima HPV

Tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) cho biết Bộ Y tế vừa cho phép nơi này triển khai kỹ thuật xét nghiệm Aptima HPV trong tầm soát ung thư cổ tử cung đầu tiên trên cả nước. Hiện có nhiều loại xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm HPV và phân nhóm nguy cơ của các chủng HPV. Tuy nhiên các xét nghiệm chỉ cho biết sự hiện diện của virus mà không chỉ ra được mức độ hoạt động của virus đó.

"Xét nghiệm mới này giúp phát hiện thông tin 14 chủng HPV nguy cơ cao, kết quả dương tính chỉ ra người phụ nữ đã nhiễm HPV đang ở tình trạng hoạt động", bác sĩ Tuyết nói. Kỹ thuật này có độ nhạy cao trên 95%. Người thực hiện chỉ cần làm thủ công ở khâu lấy mẫu, tất cả công đoạn phân tích còn lại máy sẽ tự thực hiện và cho ra kết quả cuối cùng. Điều này giúp hạn chế tác động của các yếu tố bên ngoài làm sai lệch kết quả.

xet-nghiem-moi-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-body-1

Có hơn 100 chủng HPV khác nhau. (Ảnh minh họa)

Tình hình ung thư cổ tử cung

Thống kê của WHO cho thấy, trên thế giới cứ mỗi hai phút có một phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi. Nhiễm HPV được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.

Ước tính 50-80% phụ nữ sẽ nhiễm HPV trong cuộc đời nhưng không phải tất cả đều là ung thư. Hơn 80% nhiễm HPV là tự khỏi, chỉ khi nào một người tái nhiễm nhiều lần chủng HPV nguy cơ cao, làm tổn thương tân sinh trong biểu mô không điển hình mới tiến triển đến ung thư cổ tử cung xâm lấn.

Theo VnExpress

Xem thêm:

  • 10 địa chỉ tầm soát ung thư uy tín tại Hà Nội
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư đã có những tiến bộ gì?