Xét nghiệm máu MCHC là gì?

MCHC là một thành phần trong bảng xét nghiệm công thức máu. Vậy xét nghiệm máu MCHC là gì và kết quả của xét nghiệm này có liên quan như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Mời bạn đọc cùng HoiBenh giải quyết những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Xét nghiệm máu MCHC là gì? Xét nghiệm máu MCHC là gì?

MCHC là một thành phần trong bảng xét nghiệm công thức máu. Vậy xét nghiệm máu MCHC là gì và kết quả của xét nghiệm này có liên quan như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Mời bạn đọc cùng HoiBenh giải quyết những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm máu MCHC là gì?

MCHC là viết tắt của cụm từ đầy đủ “Corpuscular Hemoglobin Concentration” nghĩa là lượng hemoglobin trung bình có trong mỗi tế bào hồng cầu (cũng có nghĩa là kích thước tế bào hồng cầu). Nói một cách khác thì chỉ số MCHC cho biết bạn có bao nhiêu % tế bào máu được tạo ra từ protein hemoglobin – một loại protein chuyên vận chuyển oxy di chuyển trong máu.

Chỉ số MCHC thường xuất hiện trong bảng xét nghiệm công thức máu toàn phần, thường được dùng để chẩn đoán các bệnh về thiếu máu hay rối loạn sắt.

Ở mức bình thường, MCHC sẽ dao động trong khoảng 31g – 37g/dL. Mọi chỉ số ở dưới hoặc ở trên khoảng này đều cho thấy sự bất thường.

2. Kết quả MCHC thấp mang ý nghĩa gì?

vicare.vn-xet-nghiem-mau-mchc-la-gi-body-1

Nồng độ huyết sắc tố thấp (dưới 31g/dL) cho thấy tế bào hồng cầu của bệnh nhân không có đủ hemoglobin. Điều này thường xảy ra do các yếu tố như:

  • Tế bào máu sản xuất hạn chế.
  • Số lượng tế bào bị phá hủy nhiều hơn so với tế bào hồng cầu được sản xuất ra.
  • Do mất máu: ví dụ như do vết thương, phẫu thuật, ung thư, bệnh trĩ hoặc do chu kỳ kinh nguyệt, hiến máu nhân đạo...

Ngoài ra, nguyên nhân chủ chốt dẫn đến chỉ số MCHC trong máu thấp là:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: tình trạng này xảy ra do chế độ ăn thiếu sắt hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ sắt. Khi đó, chỉ có một lượng chất sắt rất nhỏ để phát triển các tế bào hồng cầu, tế bào hồng cầu cũng trở nên nhỏ và nhạt màu hơn.
  • Thiếu máu ác tính: xảy ra do chế độ ăn thiếu vitamin B12 hoặc cơ thể không hấp thụ được loại vitamin này.
  • Chứng tan máu và thiếu máu: khi tế bào hồng cầu được loại bỏ ra ngoài cơ thể trước khi hết tuổi thọ của chúng, đồng thời tủy xương cũng không sản xuất đủ hồng cầu để thay thế, người ta gọi đó là chứng tan máu.

Nghiêm trọng hơn, chỉ số MCHC thấp còn có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm khác như:

  • Do ung thư, bệnh về bạch cầu.
  • Hình thành khối u ở đường tiêu hóa.
  • Bệnh về gan, thận.
  • Do các loại nhiễm trùng khác nhau, phản ứng viêm...
  • Khuyết tật trong tủy xương.

Chỉ số MCHC thấp cần được khắc phục ra sao?

Việc khắc phục tình trạng chỉ số MCHC thấp thường tập trung vào vấn đề điều trị bệnh thiếu máu, bao gồm các yếu tố chính: chế độ ăn uống, thuốc uống, chất bổ sung hoặc truyền máu khi cần thiết.

Nếu như thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng, bạn có thể sẽ được tiêm sắt trực tiếp vào cơ thể (tiêm tĩnh mạch) hoặc thực hiện truyền máu. Mục đích của việc này là để khôi phục phần nào các tế bào hồng cầu, lượng sắt thiết yếu và hemoglobin.

Bên cạnh đó, hiện nay, các bác sỹ có thể gợi ý bệnh nhâ sử dụng protein Erythropoietin dạng tổng hợp thay vì truyền máu. Đây là loại thuốc có thể kích thích tủy xương tạo thêm nhiều tế bào hồng cầu, đồng thời tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể.

3. Chỉ số MCHC cao phản ánh điều gì?

vicare.vn-xet-nghiem-mau-mchc-la-gi-body-2

Khi xét nghiệm máu MCHC cho kết quả cao hơn mức quy định (trên 37g/dL), cơ thể bạn đang có khả năng đối mặt với những nguyên nhân sau:

Thiếu máu tán huyết tự miễn: đây là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào hồng cầu, thường xuất hiện khi bệnh nhân bị lupus ban đỏ, hoặc bệnh ung thư hạch. Đồng thời, đây cũng có thể là hệ quả của một số loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc hóa trị...

Do bỏng nặng: tình trạng bỏng có khả năng gây thiếu máu tán huyết, dẫn đến MCHC xét nghiệm có nồng độ cao.

Bệnh lý về gan: gan đóng vai trò xử lý các hemoglobin, vì vậy nếu mắc bệnh gan, bệnh nhân đồng thời cũng sẽ không tránh khỏi các dạng thiếu máu. Bên cạnh đó, nếu tế bào hồng cầu chịu tổn thương từ hoạt động của gan, chỉ số MCHC cũng có khả năng tăng cao bất thường.

Bệnh cường giáp: tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức cho phép sẽ gây ra sự thay đổi trong tế bào hồng cầu của cơ thể.

Điều trị bệnh nhân có chỉ số MCHC cao

Để hạ thấp chỉ số MCHC trong máu, bạn cần phải được thực hiện các kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra kết quả này.

Nếu như bạn đang bị thiếu máu tán huyết tự miễn, bạn sẽ được điều trị bằng corticosteroid (ví dụ như thuốc Prednisone). Ban đầu, bác sỹ sẽ kê liều cao và dần dần giảm bớt theo thời gian. Nếu bị thiếu máu tán huyết nặng, bạn sẽ được cân nhắc có nên phẫu thuật cắt bỏ lá lách không.

Thiếu máu do Macrocytic: nếu chỉ số MCHC trong máu cao do nguyen nhân này, bạn hãy chủ động bổ sung thêm vitamin B12 và chất folate vào bữa ăn hàng ngày. Một số nguồn vitamin B12 và folate dồi dào bào gồm: các loại gia cầm, thịt đỏ, trứng, các loài giáp xác, đậu lăng, rau trái cây và men dinh dưỡng...

Trong trường hợp bạn bị bệnh spherocytosis di truyền, bạn sẽ được cân nhắc thực hiện truyền máu, phẫu thuật cắt lách hoặc bỏ túi mật.

Bệnh gan có thể cải thiện thông qua việc điều chỉnh lối sống lành mạnh. Khi cần thiết, bạn sẽ được kê thêm đơn thuốc hoặc phẫu thuật bỏ bớt một phần gan.

Như vậy, “xét nghiệm máu mchc là gì?” đã được bài viết giải đáp rõ. Đây là chỉ số quan trọng giúp dự đoán tình hình sức khỏe của chúng ta và giúp bác sỹ dễ dàng tìm ra phương hướng để khắc phục.

Xem thêm:

  • Kết quả xét nghiệm máu WBC là gì?
  • Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu phản ánh điều gì?
  • Xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả?