Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Để xác định mình có mắc bệnh lao không, cách chính xác nhất bạn cần đến các bệnh viện chuyên về lao để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Các bệnh về lao, phổi là những bệnh đặc biệt nguy hiểm, hàng năm cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. .

Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi được thực hiện tại các bệnh viện hiện nay bao gồm:

1. Nhuộm soi đờm trực tiếp

Đây được xem là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán lao phổi.

Đờm từ mẫu bệnh phẩm được nhuộm theo phương pháp Ziehl – Neelsen, hoặc cũng có thể nhuộm huỳnh quang với ánh sáng tia cực tím. Cần làm các xét nghiệm này tối thiểu 3 lần liên tiếp – Tốt nhất nên lấy mẫu đờm của bệnh nhân vào buổi sáng để cho kết quả chính xác nhất. Nếu vào buổi sáng bệnh nhận không khạc được đờm thì sử dụng nước muối 5% ưu trương cho bệnh nhân để lấy được mẫu đờm. Hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp ngoáy họng để lấy được mẫu đờm của bệnh nhân. Cách thực hiện như sau: Sử dụng que bông vô khuẩn ngoáy họng bệnh nhân tại vị trí dốc lưỡi, hướng phía khí quản. Kích thích này sẽ khiến bệnh nhân ho và dính 1 ít dịch đờm vào miếng bông của que ngoáy.

vicare-vn_xet-nghiem-chan-doan-lao-phoi-body-1

2. Nuôi cấy đờm

Trước kia, thường áp dụng phương pháp nuôi cấy cổ điển nên cần 4 – 8 tuần mới cho kết quả. Hiện nay đã áp dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn lao MGIT Bactec nên chỉ khoảng 1 -2 tuần đã có kết quả. Nuôi cấy đờm sẽ làm khuếch đại lượng vi khuẩn lao có trong mẫu bệnh phẩm, từ đó cho kết quả rõ ràng và chính xác hơn. Ví dụ, khi mới bắt đầu nhiễm lao, lượng vi khuẩn trong mẫu đờm có rất ít. Trong một số trường hợp, nếu soi trực tiếp sẽ cho kết quả âm tính với vi khuẩn lao. Tuy nhiên, khi nuôi cấy khuếch đại số lượng vi khuẩn lên sẽ cho kết quả dương tính.

Trong khi chờ đợi kết quả nuôi cấy, bệnh nhân có thể chụp thêm X-Quang hoặc theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh.

vicare-vn_xet-nghiem-chan-doan-lao-phoi-body-2

3. Xét nghiệm máu

Bệnh nhân nhiễm lao phổi thường có các kết quả sau khi xét nghiệm máu

  • Thiếu máu nhẹ
  • Số lượng bạch cầu có thể thấp hơn bình thường
  • Tốc độ máu lắng tăng

vicare-vn_xet-nghiem-chan-doan-lao-phoi-body-3

4. Sử dụng phản ứng Tuberculin

Trong xét nghiệm chẩn đoán lao phổi, phản ứng Tuberculin được sử dụng là phản ứng Mantoux

  • Tiêm 0.1ml dung dịch 10 đơn vị PPD vào phía bên trong da phía trước cẳng tay tạo nên cục sần đường kính 5 – 6mm trên da.
  • Sau 72 giờ có thể đọc kết quả: Trên da sẽ hiện vùng mẩn đỏ và cục cứng trên da. Đo đường kính của những cục cứng này sẽ xác định được bệnh nhân có mắc lao phổi hay không:
    • >10mm: kết quả dương tính
    • <5mm: kết quả âm tính
    • Khoảng 5 – 10mm: không xác định, cần sử dụng phương pháp khác

Original Title: wheal 48.tif

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỉ lệ bệnh nhân lao phổi cao nhất trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá (chủ động và thụ động) cùng môi trường không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nếu sống trong môi trường tiếp xúc nhiều với khói thuốc và khói bụi, bạn nên đi kiểm tra và làm các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi định kỳ. Các xét nghiệm chẩn đoán lao phổi trên cần được thực hiện tại những cơ sở y tế hoặc bệnh viện có uy tín để cho kết quả chính xác và khách quan nhất. Bạn có thể đến các bệnh viện chuyên về bệnh lao, bệnh phổi để thực hiện.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm lao qua da