Xét nghiệm chẩn đoán cường giáp là làm gì?

Xét nghiệm chẩn đoán cường giáp là giải pháp giúp các bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh một cách chính xác. Nếu bạn đang có ý định sử dụng dịch vụ xét nghiệm này. Tìm hiểu một số vấn đề liên quan khi làm xét nghiệm luôn là điều vô cùng cần thiết.

Xét nghiệm chẩn đoán cường giáp là làm gì? Xét nghiệm chẩn đoán cường giáp là làm gì?

Xét nghiệm chẩn đoán cường giáp là giải pháp giúp các bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh một cách chính xác. Nếu bạn đang có ý định sử dụng dịch vụ xét nghiệm này. Tìm hiểu một số vấn đề liên quan khi làm xét nghiệm luôn là điều vô cùng cần thiết.

Cường giáp là một bệnh vô cùng phổ biến, thường gặp nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới. Để giúp chẩn đoán bệnh, người bệnh phải trải qua nhiều cuộc thăm khám và xét nghiệm khác nhau. Trong phạm vi bài viết dưới đây, các bạn có thể tìm hiểu khi nào cần thực hiện xét nghiệm và các cách thức xét nghiệm cần thực hiện để có được kết quả chính xác.

1. Khi nào nên xét nghiệm chẩn đoán cường giáp

Trong cơ thể người, tuyến giáp vốn mang nhiệm vụ xuất các hormone giáp (T3, T4) với vai trò điều hòa chuyển hóa cơ thể để từ đây nhịp tim, nhiệt độ cơ thể... luôn duy trì trạng thái ổn định.

Khi lượng T3, T4 tăng cao, quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng gây nên bệnh cường giáp với một số triệu chứng sau đây:

  • Người luôn có cảm giác nóng, đổ mồ hôi liên tục dù ở trong máy lạnh hoặc không vận động.
  • Thường xuyên cảm thấy lo âu, tim đập nhanh, hồi hộp. tức ngực.
  • Run tay, không kiểm soát được hành động.
  • Thường xuyên đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng.
  • Sụt cân nhanh, kiệt sức.
  • Thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, ngủ giấc ngắn.
  • Rối loạn kinh nguyệt hoặc kỳ kinh thưa, mất kinh.
  • Da mỏng, dễ trầy xước, dễ bị tổn thương.

Khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên thăm khám bác sĩ. Thông qua một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề bạn đang gặp phải.

vicare.vn-xet-nghiem-chan-doan-cuong-giap-la-lam-gi-body-1

2. Xét nghiệm chẩn đoán cường giáp là làm gì?

Xét nghiệm máu

Để đánh giá, chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bệnh nhân cần thực hiện nhiều xét nghiệm gồm có TSH, T3, T4, FT3, FT4. Điều này giúp đánh giá tuyến giáp có đang hoạt động quá mức hay đạt mức bình thường.

Cụ thể, trị số TSH trong máu ở người bình thường đạt mức 0.270 - 4.200 μU/mL. Người bị bệnh nhược giáp nguyên phát sẽ có trị số TSH tăng. Trong khi đó, trị số TSH lại giảm trong bệnh cường giáp và nhược giáp thứ phát nguyên nhân chẩn đoán do rối loạn tuyến yên.

Trị số T4 ở người bình thường là 66.00-181.00 nmol/L. Trị số này sẽ tăng trong bệnh cường giáp.

Trị số FT4 ở người bình thường là 12.00-22.00 pmol/L, tăng trong bệnh cường giáp.

Trị số T3 ở người bình thường là 1.30-3.10 nmol/L, giảm tương ứng với T4.

Trị số FT3 ở người bình thường là 3.10-6.80 pmol/L, chỉ định khi TSH giảm còn FT4 bình thường.

vicare.vn-xet-nghiem-chan-doan-cuong-giap-la-lam-gi-body-2
Xét nghiệm máu là điều cần thiết

Xét nghiệm độ tập trung iod

Việc kiểm tra độ tập trung iod của tuyến giáp là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp đánh giá hoạt động chức năng của tuyến giáp. Ở người mắc cường giáp, độ tập trung iod thường đạt mức cao.

Xét nghiệm xạ hình

Đây là một trong những loại xét nghiệm giúp đánh giá tính chất các phối nhân giáp cũng như các cấu trúc bất thường của tuyến giáp.

Siêu âm

Siêu âm là giải pháp đơn giản, thường được thực hiện ban đầu với nhiệm vụ kiểm tra tuyến giáp. Thông qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ sẽ nhìn rõ kích thước, vị trí nhân tuyến giáp để biết được sự phát triển của tuyến giáp.

Chọc hút tế bào

Để tầm soát ung thư tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng kim nhỏ để

lấy tế bào nhân tuyến giáp. Sau đó, tế bào này sẽ được phân tích xem xét dưới kính hiển vi để có được kết quả chính xác.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, các bạn chú ý hạn chế sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều đạm. Không uống nước ngọt, nước cồn, chất kích thích như cafe, rượu, bia,.... để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Xem thêm:

  • Bệnh cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Bệnh cường giáp có biểu hiện gì và có nguy hiểm không?
  • Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?