Xét nghiệm AMH vào ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt có kết quả chính xác?

Xét nghiệm AMH được đánh giá là loại xét nghiệm tiên đoán chính xác nhất khả năng sinh sản của buồng trứng. Vậy thì xét nghiệm này được tiến hành như thế nào cũng như xét nghiệm AMH vào ngày nào sẽ cho ra kết quả tốt nhất? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu nhanh qua bài viết sau đây.

Xét nghiệm AMH vào ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt có kết quả chính xác? Xét nghiệm AMH vào ngày nào của chu kỳ kinh nguyệt có kết quả chính xác?

Xét nghiệm AMH là gì? Tại sao có thể tiên lượng khả năng mang thai qua chỉ số AMH?

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm AMH là gì, chúng ta cần biết về khái niệm AMH.

AMH là viết tắt của cụm từ Anti Mullerian Hormone – một loại hormone có bản chất là Glycoprotein và tồn tại trong máu.

Tùy theo giới tính mà AMH sẽ có những nguồn gốc khác nhau. Ở nam giới, AMH đến từ các tế bào Sertoli – tế bào sinh tinh có trong tinh hoàn. Còn ở nữ giới thì cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất AMH là các tế bào hạt granulosa có trong tiền nang noãn của buồng trứng.

Xét nghiệm AMH là phương pháp lấy máu của bệnh nhân và dựa trên mẫu máu này để tính toán – đánh giá nồng độ AMH. Nhiều nghiên cứu cho thấy xét nghiệm này rất có ích trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của buồng trứng, từ đó đưa ra nhiều dự đoán về sức khỏe như:

  • Thời gian mãn kinh ở phụ nữ.
  • Một số bệnh lý như buồng trứng đa nang, vô sinh...
  • Ung thư buồng trứng.

Mục đích thường thấy nhất của việc xét nghiệm AMH là chẩn đoán – tiên lượng khả năng mang thai ở phụ nữ. Nồng độ AMH nếu ở mức cho phép sẽ phản ánh số lượng – chất lượng noãn ở buồng trứng, đồng thời cho thấy khả năng đáp ứng kích thích của buồng trứng.

AMH sẽ có sự thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và giảm dần theo thời gian. Vì thế, việc xét nghiệm AMH nhiều lần sẽ góp phần tiên lượng chính xác tỷ lệ có thể thụ thai thành công còn lại theo từng độ tuổi. Từ đó, các bác sỹ sẽ có tư vấn thời điểm phù hợp để bạn thụ thai tự nhiên hoặc nếu cần thiết, sẽ can thiệp để hỗ trợ sinh sản.

vicare.vn-xet-nghiem-amh-vao-ngay-nao-cua-chu-ky-kinh-nguyet-co-ket-qua-chinh-xac-body-1

Mối tương quan giữa chỉ số AMH và khả năng mang thai của phụ nữ

Các mức chỉ số AMH thường gặp ở phụ nữ

Chỉ số AMH trong cơ thể có thể được chia thành 3 mức độ chính:

  • Dưới 1ng/ml: chỉ số này khá thấp. Khả năng thụ thai ở những phụ nữ có chỉ số AMH này rất thấp. Chính vì thế, các bác sỹ sẽ sử dụng thuốc bổ buồng trứng có đáp ứng để kích thích nang noãn hoạt động. Từ đó, các tế bào hạt sẽ tăng cường sản xuất AMH. Vào giai đoạn này, bác sỹ sẽ kích trứng Tây Y. Tuy nhiên, thuốc này sẽ không có tác dụng đối với buồng trứng quá yếu.
  • Từ 2 đến 6.8ng/ml: bình thường. Buồng trứng của bạn khỏe mạnh, có thể mang thai khỏe mạnh.
  • Trên 6.8ng/ml: chỉ số AMH này là cao so với quy định và là dấu hiệu của nhiều bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, buồng trứng yếu... hay thậm chí là ung thư tế bào buồng trứng. Ở trường hợp này, bạn nên quan tâm vấn đề chẩn đoán – điều trị các bệnh lý liên quan hơn là chú trọng đến việc sinh sản.

Chỉ số AMH bình thường báo hiệu khả năng mang thai như thế nào?

Tùy theo từng chỉ số mà khả năng thụ thai của bệnh nhân sẽ có sự khác nhau:

  • Từ 4.0 – 6.8 ng/ml: báo hiệu buồng trứng hoạt động tốt, số lượng và chất lượng noãn là tối ưu, phụ nữ sẽ rất dễ thụ thai ở chỉ số này.
  • Từ 2.2 – 4.0 ng/ml: khả năng sinh sản tốt, khả năng thụ thai nằm ở mức 60% - 70%.

Hiểu được kết quả xét nghiệm theo từng chỉ số không chỉ giúp bác sỹ dễ dàng đưa ra tư vấn tốt nhất mà còn rất hữu ích cho việc kế hoạch hóa gia đình nếu ba mẹ chưa sẵn sàng đón một hài nhi chào đời.

vicare.vn-xet-nghiem-amh-vao-ngay-nao-cua-chu-ky-kinh-nguyet-co-ket-qua-chinh-xac-body-2

Nên xét nghiệm AMH vào ngày nào ở chu kỳ kinh nguyệt?

Trước đây, người ta thường sử dụng tiêu chuẩn FSH cơ bản để đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng, từ đó dự đoán khả năng sinh sản ở phụ nữ. Xét nghiệm này bắt buộc phải được thực hiện trong thời gian 2 – 4 ngày kinh mới có kết quả chính xác. Từ khi xuất hiện xét nghiệm AMH, chị em đã không cần phải lo lắng đến vấn đề nên thực hiện xét nghiệm vào ngày nào nữa.

Theo Bác sỹ Chuyên Khoa II Phạm Thúy Nga – trưởng khoa Hỗ trợ Sinh Sản, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, xét nghiệm này rất dễ thực hiện và bạn có thể thực hiện xét nghiệm ở bất kỳ ngày nào đều có thể cho kết quả AMH tương đương nhau vì nồng độ AMH là hằng định và sẽ không thay đổi bởi yếu tố kinh nguyệt. Tuy nhiên, giữa nhiều lần xét nghiệm, kết quả AMH của cùng một đối tượng có thể khác nhau do phương pháp tiến hành, kỹ thuật đo hay thiết bị đo...

Cũng chính vì đặc điểm này mà xét nghiệm AMH trở thành yếu tố đánh giá dự trữ buồng trứng hiệu quả nhất và cũng thuận tiện nhất cho chị em. Kết quả AMH cũng tương đối nhạy cảm và phản ánh tốt khả năng sinh sản của buồng trứng hơn so với chỉ số FSH truyền thống.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết nên làm xét nghiệm AMH vào ngày nào để có kết quả chính xác nhất. Để có thông tin chi tiết hơn, bạn có thể đến thăm khám và nhận tư vấn từ bác sỹ của các bệnh viện sản – phụ khoa nổi tiếng.

Xem thêm:

  • Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai?
  • Dấu hiệu mang thai trong 2 tuần đầu mà phụ nữ nên lưu ý
  • Bà bầu nghén chua là dấu hiệu mang thai con trai hay con gái?