Wikipedia về bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là bệnh dai dẳng rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh thường nặng hơn vào mùa thu và mùa đông. Cùng HoiBenh tìm hiểu rõ về viêm da tiết bã, từ đó, chúng ta sẽ biết được cách điều trị hiệu quả.
Wikipedia về bệnh viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là bệnh dai dẳng rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh thường nặng hơn vào mùa thu và mùa đông. Hiểu rõ về viêm da tiết bã, chúng ta sẽ biết được cách điều trị hiệu quả.
Viêm da tiết bã là bệnh gì?
Viêm da tiết bã là bệnh da liễu khiến da khô và bong tróc. Bệnh ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu đặc biệt là ở khuôn mặt, ngực và lưng. Một số trường hợp bệnh có thể xuất hiện ở vùng da dày và khô.
Bệnh không lây nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn khó chịu. Viêm da tiết bã dai dẳng và điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.
Viêm da tiết bã rất phổ biến ai cũng có thể mắc tuy nhiên người bị bệnh thần kinh hoặc hệ miễn dịch yếu dễ mắc hơn cả.
Triệu chứng viêm da tiết bã là gì?
Phần nào của cơ thể cũng có thể bị viêm da tiết bã nhưng nhiều nhất là ở da đầu, lông mi, lông mày và hai bên mũi của bạn. Vùng ngực, lưng, vùng da tiết nhiều dầu như háng, nách.
Khi bị viêm da tiết bã bạn sẽ thấy những triệu chứng sau:
- Tổn thương da, da mẩn đỏ, ngứa ngáy nếu gãi sẽ có thể bị chảy máu, vết xước trên da.
- Da xuất hiện mảng bám với diện tích lớn
- Da tăng tiết nhờn và đổ nhiều dầu
- Da xuất hiện vảy da màu trắng hoặc hơi vàng, rất dễ bong tróc
- Ngứa
- Rụng tóc
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Khi triệu chứng bệnh ngày càng nặng, bạn cảm thấy khó chịu mất ăn, mất ngủ khó có thể tập trung trong công việc hàng ngày.
- Khi nghi ngờ da của mình bị nhiễm trùng, lo lắng về tình trạng bệnh
- Khi bạn đã tự điều trị ở nhà nhưng không thuyên giảm
Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã
Bạn bị viêm da tiết bã là do một số nguyên nhân sau đây:
- Do hệ miễn dịch yếu.
- Do cơ thể thiếu chất một số chất dinh dưỡng nhất định
- Vấn đề ở hệ thần kinh.
- Nhiễm một loại nấm malassezia xuất hiện trong lớp dầu tiết ra trên da.
- Viêm da do vẩy nến
- Bệnh sẽ nặng hơn vào mùa xuân và đông do thời tiết hanh khô, da mất lớp dầu tự nhiên
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã
- Người bị mắc bệnh thần kinh, tâm thần trước đó như bệnh Parkinson và bệnh trầm cảm.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu ở những người từng ghép tạng, người bị HIV/AIDS, viêm tụy do rượu, một số bệnh ung thư khác.
- Người bị suy tim xung huyết
- Bệnh nội tiết dẫn đến béo phì như tiểu đường
- Khi bạn hay gãi khiến da bị tổn thương khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm da tiết bã
Chẩn đoán viêm da tiết bã bằng cách nào?
- Để chẩn đoán chính xác viêm da tiết bã bác sĩ dựa trên tiền sử bệnh và quan sát vùng da bị tổn thương.
- Bên cạnh đó thực hiện xét nghiệm máu và lấy một mẫu da để làm xét nghiệm trong trường hợp chẩn đoán không rõ ràng và bệnh không thuyên giảm.
Điều trị viêm da tiết bã bằng cách nào?
Điều trị viêm da tiết bã như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng.
- Nhẹ thì dùng dầu gội đầu đặc trị dùng cho trẻ sơ sinh và người lớn bị viêm da tiết bã ở đầu. Nếu vảy không mềm thì bạn cần dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da đầu trước khi gội đầu.
- Nặng thì nên kê toa, dùng kem bôi chứa liều mạnh như chất selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid.
- Bác sĩ có thể kê toa kem có chứa chất điều hòa miễn dịch để điều trị viêm da tiết bã.
Làm gì để hạn chế viêm da tiết bã?
Để hạn chế viêm da tiết bã nặng hơn thì bạn cần duy trì những thói quen sau:
- Cho bác sĩ biết về bệnh khác bạn đang mắc phải và những loại thuốc bạn đang sử dụng. Cả thuốc kê toa và không kê toa.
- Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm cho da, gội đầu hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ, nên gội dược liệu.
- Nên ra ngoài mỗi ngày vì ánh nắng mặt trời có thể giúp giảm triệu chứng nên phơi nắng buổi sáng sớm.
- Nếu bị sốt, vết mụn chảy mủ hoặc nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
- Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
- Phương pháp thiên nhiên chữa viêm da tiết bã hiệu quả