Vượt qua nỗi ám ảnh mang tên ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là hiện tượng xảy ra với hầu hết phụ nữ khi mới mang thai. Một số nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra: ốm nghén là một dấu hiệu tốt để chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ sẩy thai.

Vượt qua nỗi ám ảnh mang tên ốm nghén khi mang thai Vượt qua nỗi ám ảnh mang tên ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là hiện tượng xảy ra với hầu hết phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã đưa ra nhận định rằng: ốm nghén là một dấu hiệu tốt để chứng tỏ thai nhi phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ sẩy thai ở thai phụ. Bí quyết làm thế nào để dễ dàng vượt qua giai đoạn khó chịu này trong thai kỳ thì không phải ai cũng nắm được.

1. Thời điểm nào thai phụ bị ốm nghén

Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng thai phụ mà thời điểm bắt đầu và kết thúc hiện tượng ốm nghén khác nhau. Phổ biến nhất, ốm nghén sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì ngay từ tuần thứ 4 của thai kỳ, khi vừa phát hiện ra mang thai, triệu chứng ốm nghén đã xuất hiện.

Thông thường, đến giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2, ốm nghén sẽ tự động biến mất và các bà bầu có thể trở lại ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Nhưng cũng có người phải trải qua một hành trình mang thai vất vả với 9 tháng ốm nghén liên tục.

Các triệu chứng ốm nghén điển hình mà chúng ta thường hay gặp là buồn nôn, nôn (hay bị vào sáng sớm), mệt mỏi, giảm cân, ăn uống kém, ...

2. Tại sao bà bầu bị ốm nghén

vicare.vn-vuot-qua-noi-am-anh-mang-ten-om-nghen-khi-mang-thai-body-1

Triệu chứng ốm nghén ở thai phụ thường do một vài yếu tố sau đây tác động đến:

Mất cân bằng nội tiết tố

Lượng hormone sinh dục nữ estrogen gia tăng cao nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Thực tế, việc thừa hay thiếu hụt estrogen đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Điều này có thể đã gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn ói ngắn hạn mà các bà bầu hay gặp.

Nồng độ hormone hCG cao

Tương tự như estrogen, hormone hCG (Human chorionic gonadotropin) cũng hoạt động mạnh mẽ vào những tháng đầu của thai kỳ. Việc đo nồng độ hCG có thể đo lường và kiểm soát triệu chứng thai nghén ở bà bầu. Đặc biệt, nếu bạn mang song thai hay đa thai thì nồng độ hCG sẽ cao hơn rất nhiều so với phụ nữ mang đơn thai, và điều dĩ nhiên là bạn sẽ khó tránh khỏi ốm nghén.

Tăng độ nhạy cảm về mùi vị

Khi có thai, khứu giác của phụ nữ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Cảm giác nôn hoặc buồn nôn, mệt mỏi, sợ ngửi phải mùi gây dị ứng... là phản ứng mạnh mẽ của cơ thể.

Thay đổi về vấn đề tiêu hóa

Điều này không phổ biến ở mọi phụ nữ đang mang thai nhưng việc có con sẽ ít nhiều khiến cho hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn. Các chuyên gia cho rằng sự xuất hiện của vi khuẩn trong dạ dày là Helicobacter pylori sẽ gây cảm giác buồn nôn dẫn đến nôn ói kéo dài hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào mức độ phát triển của chúng. Ngoài ra, progesterone có chức năng bảo vệ tử cung được sản sinh ra trong quá trình mang thai sẽ làm suy giảm sự di chuyển trong thực quản, dạ dày và ruột dẫn đến buồn nôn ở thai phụ.

Dinh dưỡng bị thiếu hụt

Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé rất quan trọng bởi bà bầu không chỉ đảm bảo sức khỏe của chính mình mà còn phải cung cấp dinh dưỡng đến bào thai trong bụng. Chế độ ăn uống thiếu vitamin B6 có thể là nguyên nhân ốm nghén.

3. Ốm nghén có nguy hiểm hay không

Nếu thai phụ lần đầu có con hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ rất lo lắng khi ốm nghén. Các mẹ lo sợ rằng ốm nghén sẽ gây hại cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, trái ngược với điều đó, ốm nghén là một dấu hiệu tốt cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường trong bụng mẹ. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra ốm nghén chính là cách cơ thể người mẹ đào thải độc tố trong cơ thể để em bé có môi trường phát triển tốt nhất. Vì vậy, mẹ bầu đừng quá lo lắng về hiện tượng này nhé.

Tuy nhiên, khi ốm nghén thai phụ cần quan sát kỹ triệu chứng bởi nó rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa. Bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy nước tiểu đậm màu, sốt, nôn ra máu, người lả đi, đau bụng dữ dội, ... để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

4. Áp dụng những biện pháp sau để hạn chế tình trạng ốm nghén

Hãy uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là phương pháp giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả. Bổ sung lượng nước đã mất sau khi nôn ói là vô cùng quan trọng. Thiếu nước khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Vì thế hãy uống nước ngay cả khi bạn không cảm thấy khát. Tốt nhất là nên uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng. Sau đó, tiếp tục duy trì cả ngày để ngăn chặn sự mất nước.

Nếu bạn không thể uống được nước lọc thì có thể thay bằng nhiều loại nước khác nhau có trong sữa dành cho bà bầu, nước ép hoa quả, nước canh, ... Tạo nên sự đa dạng về khẩu vị cũng là cách bạn nhanh chóng vượt qua cơn ốm nghén.

Ăn ít và nên chia nhỏ bữa ăn

Điều này sẽ giảm sự quá tải về tâm lý đối với người mẹ do ốm nghén hành hạ. Rất ít phụ nữ ốm nghén cảm thấy ăn uống ngon miệng trong giai đoạn này. Họ sợ ngửi phải mùi thức ăn nên việc ăn uống sẽ là điều khó khăn. Hãy cố gắng, ăn từng chút từng chút một bất cứ thứ gì bạn cảm thấy ổn để không bị ói và dạ dày không bị trống rỗng.

Một số chuyên gia khuyên mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn (khoảng 6 bữa ăn nhỏ/ ngày) để giúp ổn định đường máu, thể trạng không bị kiệt sức và ngăn ngừa chứng buồn nôn vào mỗi sáng.

Bổ sung dưỡng chất và vitamin

Việc ăn uống, nghỉ ngơi bị gián đoạn trong những tháng đầu thai kỳ do ốm nghén sẽ khiến một số bà bầu bị thiếu chất. Do vậy, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để uống bổ sung thêm vitamin như vitamin B6. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ sản khoa.

Hãy ăn những gì bạn cảm thấy thèm

vicare.vn-vuot-qua-noi-am-anh-mang-ten-om-nghen-khi-mang-thai-body-2
Ăn đủ chất trong khi ốm nghén để không ảnh hưởng đến mẹ và bé

Những thay đổi về tâm sinh lý trong quá trình mang thai khiến cho một số hiện tượng khác lạ xảy ra. Thường xuyên nhất là bạn cảm thấy thèm ăn một món gì đó rất nhiều. Đừng ngần ngại khi từ chối những thực phẩm bạn đang thèm ăn. Đôi khi việc này sẽ làm các cơn ốm nghén của bà bầu được xoa dịu và tâm trạng của bạn sẽ tốt lên hơn rất nhiều.

Tìm đến những loại trà thảo dược

Khi ốm nghén hãy kết bạn với những sản phẩm được làm từ gừng. Gừng là một loại thảo dược cực tốt cho bà bầu. Một tách trà gừng nóng có thêm một chút mật ong sẽ làm dịu các cơn buồn nôn hiệu quả. Nếu bạn lo lắng thì có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, trà bạc hà, nước chanh cũng có công dụng tương tự trà gừng dành cho bà bầu bị ốm nghén.

Dành thời gian nghỉ ngơi và làm những điều bản thân thấy thoải mái nhất

vicare.vn-vuot-qua-noi-am-anh-mang-ten-om-nghen-khi-mang-thai-body-3
Đọc một cuốn sách hay sẽ giúp bà bầu quên đi cảm giác ốm nghén

Bỏ qua một bên những lo lắng cho em bé trong bụng hay tình trạng sức khỏe không tốt, bà bầu hãy bình tĩnh gác lại suy nghĩ đó và dành thời gian nghỉ ngơi. Ngủ sâu, ngủ đủ giấc sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho bạn. Nếu cảm thấy ngồi một chỗ khó chịu, hãy đứng lên đi bộ, massage, châm cứu, ... để cải thiện tình hình ốm nghén.

Luôn tích cực trong suy nghĩ

Những rắc rối do ốm nghén mang đến đôi khi sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Nhưng hãy lạc quan trong suy nghĩ bởi yếu tố tinh thần cũng là một điều không thể thiếu giúp bạn vượt qua ốm nghén dễ dàng hơn. Hãy dành thời gian nghe nhạc, viết nhật ký và mong ngóng ngày chào đón bé yêu ra đời. Lúc này mọi muộn phiền sẽ được xua tan và bạn sẽ không cảm thấy nặng nề bởi ốm nghén nữa.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu
  • Mối liên hệ giữa ốm nghén và sảy thai khiến mẹ bất ngờ