Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bị làm sao?
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa đôi khi là vấn đề bình thường ở phụ nữ, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, có thể bị ảnh hưởng do thói quen vệ sinh vùng kín chưa hợp lý, hay chế độ ăn uống nhiều chất kích thích, đồ cay nóng... Tuy nhiên, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bị làm sao?
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa đôi khi là vấn đề bình thường ở phụ nữ, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, có thể bị ảnh hưởng do thói quen vệ sinh vùng kín chưa hợp lý, hay chế độ ăn uống nhiều chất kích thích, đồ cay nóng... Tuy nhiên, vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến viêm nhiễm vùng âm đạo.
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa: Nguyên nhân do đâu?
Do thói quen ăn uống
Một số thực phẩm nếu sử dụng nhiều, dùng liên tục nhiều ngày, cũng là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu ở vùng kín: đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia, coca...hay gia vị có mùi hăng nồng như tỏi, hành, măng tây...
Mặc quần lót không phù hợp
Quần lót quá chặt hoặc chất liệu không thấm hút mồ hôi khiến vùng kín có mùi khó chịu. Do mồ hôi tiết ra tại vùng kín không thoát được hơi, không ngứa nhưng gây cảm giác khó chịu. Lựa chọn quần lót phù hợp, đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng. Giúp hạn chế mùi hôi hiệu quả và tránh được nguy cơ viêm nang lông vùng kín nếu để tình trạng kéo dài.
Mất cân bằng nội tiết
Sử dụng một số thuốc như: thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày, kháng sinh trong thời gian dài có thể dẫn tới mất cân bằng nội tiết trong cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vùng kín có mùi hôi khó chịu.
Do nước tiểu đọng ở vùng kín
Sau mỗi lần đi vệ sinh nước tiểu còn lại đọng lại ở quần lót có thể lẫn với dịch nhầy âm đạo hoặc đọng trên lông vùng kín khiến môi trường ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Do vậy, thói quen lười vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi tiểu là nguyên nhân hàng đầu khiến vùng kín có mùi hôi.
Tuy nhiên, nếu mùi hôi vùng kín do nguyên nhân này rất dễ khắc phục. Chỉ cần thấm sạch nước tiểu bằng khăn hoặc giấy sau mỗi lần đi vệ sinh kết hợp với vệ sinh cuối ngày hàng ngày sạch sẽ, giúp đánh bay mùi hôi khó chịu.
Vùng kín có mùi vào ngày kinh nguyệt
Máu kinh chính là dịch hỗn hợp cửa lớp bong tróc tại niêm mạc tử cung, khi ra ngoài âm đạo nơi chứa nhiều vi khuẩn thường có mùi hôi tanh. Thay băng vệ sinh thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ những ngày này cũng giúp hạn chế mùi hôi khó chịu ở vùng kín.
Sau sinh vùng kín có mùi hôi
Sau khi sinh một số bộ phận bị giãn rộng như tử cung, cơ và mô vùng âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín. Sản dịch sau sinh tiết ra cũng gây mùi hôi khó chịu. Vệ sinh sạch sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng âm đạo cho phụ nữ sau sinh.
Dị ứng bao cao su
Lớp gel trên bao cao su giúp giảm ma sát giữa bộ phận sinh dục nam và nữ, hay mùi hương một số loại bao cao su để kích thích hưng phấn khi quan hệ. Có thể khiến một số người bị dị ứng và gây mùi hôi khó chịu.
Viêm nhiễm âm đạo
Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm âm đạo ở giai đoạn khởi phát. Đây cũng là bệnh phụ khoa mà nhiều phụ nữ mắc phải. Do vậy, nếu mọi nguyên nhân trên đều được khắc phục mà vùng kín vẫn có mùi hôi thì nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa rất cao, cần tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, mùi hôi vùng kín có thể ngày càng nặng nề kèm theo dịch âm đạo có màu lạ, vón cục và có thể có cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Và có thể biến chứng một số bệnh phức tạp như viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu... ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai, sinh con sau này.
Khử mùi hôi vùng kín nhưng không ngứa bằng cách nào?
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, sau khi đi vệ sinh. Có thể lựa chọn dung dịch vệ sinh thành phần dịu nhẹ hoặc tuần nên vệ sinh 2-3 lần bằng các loại lá có tính sát khuẩn tốt như lá trà xanh, lá trầu không...
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không phù hợp với môi trường âm đạo làm thay đổi độ Ph dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm cao, không tự ý thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng quần lót đúng kích cỡ, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng, đồ uống có chứa chất kích thích.
- Quan hệ tình dục an toàn và vệ sinh sạch vùng kín sau khi quan hệ tránh viêm nhiễm gây mùi khó chịu.
- Vùng kín ngày kinh nguyệt phải luôn đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh nhiều lần hơn, thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 4 giờ. Lựa chọn băng vệ sinh phù hợp, tránh gây kích ứng gây mùi, ngứa ngáy khó chịu.
Những thông tin trên đây đã chỉ rõ những nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa. Bạn cần xem xét tình trạng của bạn nguyên nhân do đâu? Và nhanh chóng khắc phục tình trạng này, để tự tin trong sinh hoạt hàng ngày, nâng cao chất lượng tình dục. Nếu nghi ngờ do viêm nhiễm phụ khoa cần phát hiện và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có tốt cho vùng kín hay không?
- Vùng kín có mùi hôi tanh khi mang bầu phải làm sao?
- Cách khử mùi hôi vùng kín phụ nữ