Vôi hóa xương khớp nguy hiểm như thế nào?

Vôi hóa xương khớp khiến người bệnh phải hứng chịu các cơn đau nhức ở lưng, cánh tay, cổ.... Bệnh nhân bị vôi hoá sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực do biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vôi hóa xương khớp nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Vôi hóa xương khớp nguy hiểm như thế nào? Vôi hóa xương khớp nguy hiểm như thế nào?

Vôi hóa xương khớp khiến người bệnh phải hứng chịu các cơn đau nhức ở lưng, cánh tay, cổ.... Bệnh nhân bị vôi hóa sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực do biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vôi hóa xương khớp nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Vôi hóa xương khớp là bệnh gì?

Vôi hóa xương khớp mà chủ yếu là vôi hóa cột sống là biểu hiện của bệnh lý thoái hóa xương khớp như: vôi hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ; vôi hóa, vôi hóa khớp và dây chằng...

Vôi hóa cột sống bản chất là lắng đọng canxi ở các dây chằng nối từ thân đốt đến các mấu vai, mấu ngang khiến cột sống bị vôi hóa và hình thành các gai xương. Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, hoặc kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do nhiễm trùng, hoặc dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay sai tư thế. Từ đó làm cho vận động của người bệnh trở nên khó khăn, đồng thời đè ép vào các dây thần kinh, đè ép vào mạch máu khiến người bệnh cảm giác đau đớn.

Nguyên nhân gây vôi hóa xương khớp chủ yếu là do máu không cung cấp đủ dưỡng chất và oxy để nuôi xương làm xương bị thoái hóa xốp lên. Hoặc có thể do trao đổi chất giảm, thoái hóa các tế bào tăng ở người cao tuổi. Và ở những người trẻ tuổi khi ngồi làm việc một chỗ, ít vận động, các khớp xương bị chèn ép, khí huyết lưu thông kém, các tế bào xương thiếu dần dinh dưỡng dẫn tới thoái hóa cột sống.

Trong bệnh thoái hóa cột sống, hiện tượng vôi hóa hình thành nên các chồi gai, chồi xương ở thân các đốt sống và dây chằng cạnh sống. Chính các chồi gai chồi xương này gây chèn ép vào các dây thần kinh và các cấu trúc nhận cảm giác đau xung quanh gây đau lưng, đau cổ, đôi khi có thể lan xuống vai, tay hay lan xuống hai chân.

Bệnh thoái hóa là bệnh theo tuổi như một quy luật tiến triển tự nhiên của con người, thường gặp nhiều ở những người từ độ tuổi trung niên trở đi. Ở những người lao động nặng, các bệnh lý thoái hóa có thể đến sớm hơn.

vicare.vn-voi-hoa-xuong-khop-nguy-hiem-nhu-nao-body-1

Vôi hóa xương khớp nguy hiểm như thế nào?

  • Khi mắc vôi hóa, gai cột sống sẽ đè ép vào các động mạch đốt sống làm chúng ta lâm vào tình trạng thiểu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt. Lúc đó người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên...
  • Vôi hóa đốt sống hay còn gọi là gai cột sống gây đau nhức ở vùng lưng, cổ, cơn đau kéo dài lan sang lan lên trên đầu. Thậm chí có thể nhức đầu ở vùng trán, vùng chẩm, đau từ gáy lan xuống hai bả vai và cánh tay.
  • Vôi hóa đốt sống ở vùng eo lưng sẽ gây đau nhức ở lưng dưới, cơn đau lan tỏa và có cảm giác chân yếu đi. Người bệnh thường phải đi lom khom, khó khăn khi nằm thẳng, đi lại tập tễnh. Còn bệnh vôi hóa khớp gối sẽ khiến đầu gối bị sưng, đau đến mức không dám cử động, không dám đi lại, thậm chí có thể gây biến dạng khớp, dáng đi vòng kiềng.
  • Bệnh vôi hoá cột sống chẳng những khiến người bệnh đối mặt với các cơn đau nhức, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động trong đời sống thường nhật. Một số biến chứng dễ gặp phải khi bị vôi hoá cột sống có thể kể đến như: chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể tiến triển nặng và dẫn tới nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.

Phương pháp điều trị vôi hóa xương khớp

Bệnh vôi hóa xương khớp có thể tùy tình trạng có thể gây đau đớn dữ dội hoặc không gây đau nhưng nếu chủ quan để lâu sẽ dẫn tới biến chứng khó lường. Nếu bệnh mới chỉ trong giai đoạn đầu thì bác sĩ có thể can thiệp điều trị được. Còn nếu chủ quan để bệnh phát triển qua giai đoạn hình thành gai xương chèn ép thần kinh thì sẽ khó có thể chữa trị dứt điểm được nữa.

Không có bất kỳ biện pháp nào điều trị triệt để bệnh lý thoái hóa mà việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng để giảm đau và kết hợp với tập luyện. Vì vậy, bệnh xương bị vôi hóa chỉ điều trị khi có chèn ép và gây triệu chứng đau nhiều.

  • Các biện pháp không dùng thuốc như: tập luyện thể dục thể thao có tác dụng giãn gân cơ giảm đau, làm chậm quá trình thoái thoái xương khớp; chiếu đèn, chiếu tia hồng ngoại vào vùng bị đau gây giãn cơ và dây chằng nên có tác dụng giảm đau.
  • Chỉ dùng thuốc giảm đau khi đau nhiều, áp dụng các biện pháp không dùng thuốc không có hiệu quả, không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì hầu hết các thuốc giảm đau đều gây hại dạ dày, có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

Dù sử dụng biện pháp trị bệnh nào cũng cần mang tính tổng hợp vừa phải cải thiện về sinh hoạt, về vệ sinh lao động kết hợp thêm biện pháp xoa bóp bấm huyệt, tập khí công dưỡng sinh... sẽ làm chậm quá trình phát triển của vôi hóa cũng như gai cột sống. Không chỉ vậy còn dự phòng các biến chứng của bệnh gai đốt sống cổ có thể làm tay bị tê đau hay ở cột sống thắt lưng có thể biến chứng xuống chân khiến người bệnh di chuyển khó khăn.

Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, để ngăn chặn sự xuất hiện sớm bệnh vôi hóa cột sống, gai cột sống, chúng ta cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ thích hợp, tránh các chấn thương lên xương khớp để phòng bệnh.

vicare.vn-voi-hoa-xuong-khop-nguy-hiem-nhu-nao-body-2

Vôi hóa xương khớp nên ăn gì?

Các loại cá nước lạnh: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3 – một loại chất kháng viêm hiệu quả. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần.

  • Canh xương hầm: các loại canh nấu với nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê sẽ cung cấp nhiều glucosamin và chondroitin, đây là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn và tốt cho xương khớp. Không những thế, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể một lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp của bạn.
  • Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bổ sung luân phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm (như gà, vịt), tôm, cua để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng.
  • Thực vật: người bệnh nên thêm đầy đủ các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày. Đây đều là những loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt.
  • Trái cây: Đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C, đây là những hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp.
  • Hiện nay, các chuyên gia còn khám phá ra công dụng tuyệt vời của hỗn hợp bơ và đậu nành trong việc chữa trị bệnh vôi hóa xương khớp. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy các chất trong bơ và đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sưởng collagen – một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương.

Bên cạnh việc thiết lập cho bản thân chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ và tốt cho xương khớp, mọi người đừng quên tránh xa các loại thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ chiên hoặc nướng
  • Các loại thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt
  • Đồ uống có cồn như bia rượu, thuốc lá, cà phê...

Xem thêm:

  • Tổng quan về bệnh vôi hóa sụn khớp
  • Bệnh vôi hóa đốt sống cổ là gì?
  • Thực phẩm tốt và không tốt cho người bị vôi hóa cột sống