Vỏ tôm có bổ sung can-xi không?
Tôm là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, đa dạng như protein, canxi, photpho, acid béo và nhiều loại khoáng chất không thua bất kỳ loài động vật nào khác.. Rất nhiều người thường lầm tưởng rằng vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất. Nhưng thực ra vỏ tôm không chứa nhiều canxi như chúng ta thường nghĩ.
Vỏ tôm có bổ sung can-xi không?
Rất nhiều người thường lầm tưởng rằng vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất nhờ sự cứng cáp nơi vỏ. Nhưng thực ra vỏ tôm không phải là bộ phận chứa nhiều canxi như chúng ta thường nghĩ.
1. Vỏ tôm có bổ sung can-xi không?
Tôm là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, đa dạng như protein, canxi, photpho, acid béo và nhiều loại khoáng chất không thua bất kỳ loài động vật nào khác.
Chính vì vậy, dù tôm là mặt hàng có giá thành khá cao, luôn có giá sánh ngang thịt bò, nhưng vẫn là món không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ em tuổi ăn tuổi lớn.
Tuy nhiên, có một sự thật là nhiều người trong chúng ta không thích món ăn này cho lắm chính là bởi vì lớp vỏ tôm cứng và "dai nhoách" mà khi xưa người lớn vẫn hay bắt chúng ta phải ăn tôm cả vỏ. Lý do? Đó là bởi người lớn thường cho rằng vỏ tôm cứng nên chứa rất nhiều canxi, tức là bổ dưỡng cho chúng ta.
Nhưng có thật là như thế không?
Trái với suy nghĩ và lầm tưởng của nhiều người, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Điều khiến vỏ tôm cứng là do trong vỏ tôm có thành phần chính là kitin (chitin) - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.
Trong khi đó, nguồn canxi của tôm đến chủ yếu từ thịt tôm, chân tôm và càng tôm (tối với các loài tôm lớn như tôm hùm) chứ không hề có trong lớp vỏ bên ngoài của ôm.
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, thường sẽ bị bài tiết ra ngoài sau khi chúng ta "giải quyết" trong WC bởi vậy nó gần như không có tác dụng gì khi ăn cả
Tuy rằng một số nghiên cứu cho thấy ăn tôm cả vỏ có khả năng giúp hạ thấp lượng cholesterol có hại trong máu, nhưng trên thực tế có khá ít bằng chứng thực sự thuyết phục. Chính vì vậy, việc bố mẹ bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ là một việc không cần thiết, không có lợi, dễ khiến bé ác cảm, biếng ăn, lại đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm nữa.
2. Một số quan niệm sai lầm khách về việc ăn tôm
Ngoài việc lầm tưởng rằng ăn vỏ tôm để bổ sung canxi cho cơ thể, chúng ta còn thường hiểu nhầm một số điều dưới đây về ăn tôm
Ăn mắt tôm bổ mắt
Nhiều người có quan niệm “Ăn mắt bổ mắt” đặc biệt đó lại là mắt tôm vì tôm rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nhiều người còn cho rằng 2 mắt tôm còn có tác dụng tăng cường sinh lực cho đàn ông. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng tỏ tác dụng của đầu tôm cũng như mắt tôm và hàm lượng chất dinh dưỡng của hai bộ phận này đối với sức khỏe con người.
Cũng giống như vỏ tôm, đầu tôm thực tế cũng chỉ lớp vỏ chứ không chứa nhiều dinh dưỡng như thịt tôm, vì vậy, nó cũng không có tác dụng gì trong chuyện phòng the của các quý ông.
Mới sinh em bé không được ăn tôm
Theo kinh nghiệm của một số người xưa thường khuyên sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng. Những người sinh mổ nếu ăn tôm còn có thể dẫn đến sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Nhưng thực tế cũng không có nghiên cứu nào chứng tỏ việc ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên. Nếu bạn bị sẹo lồi sau mổ thì đó là do vấn đề cơ địa của bạn chứ không phải do việc ăn tôm.
Tôm cũng là thực phẩm giàu protein, tốt cho sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Hơn nữa, tôm còn giàu canxi nên mẹ ăn tôm sẽ cung cấp và bổ sung canxi cho con một cách hiệu quả qua sữa mẹ. Tuy nhiên, ăn nhiều tôm có thể gây ra tình trạng khó tiêu hóa, vì vậy, sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải chứ không nên ăn quá nhiều.
Mặc dù tôm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng phải là những thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm khuẩn. Những con tôm bị chết, ôi, ươn, hoặc nhiễm khuẩn thường không những không có giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc khi ăn, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn là người bị dị ứng với món ăn này (nổi mề đay khi ăn tôm) thì hãy lưu ý và tránh ăn nhiều.