Vợ có biểu hiện trầm cảm sau sinh chồng phải làm gì?

Gần đây, không ít những trường hợp đau lòng do hậu quả của trầm cảm sau sinh gây ra. Những khủng hoảng lúc mới sinh con luôn là nỗi lo sợ của các bà mẹ. Vậy nếu chẳng may vợ có biểu hiện trầm cảm sau sinh, người chồng có thể làm gì để cùng vợ vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này?

Vợ có biểu hiện trầm cảm sau sinh chồng phải làm gì? Vợ có biểu hiện trầm cảm sau sinh chồng phải làm gì?

Gần đây, không ít những trường hợp đau lòng do hậu quả của trầm cảm sau sinh gây ra. Những khủng hoảng lúc mới sinh con luôn là nỗi lo sợ của các bà mẹ. Vậy nếu chẳng may vợ có biểu hiện trầm cảm sau sinh, người chồng có thể làm gì để cùng vợ vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này?

Trầm cảm sau sinh là chứng bệnh gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến những suy nghĩ tiêu cực kèm theo cảm giác buồn chán, lo lắng, mệt mỏi sau khi đứa con sinh ra đời. Chúng thường gây ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và chỉ một số ít nam giới gặp phải vấn đề này.

Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện trong khoảng 4 tuần sau sinh với các mức độ trầm cảm khác nhau, biểu hiện khá đa dạng tùy từng trường hợp. Ngoài ra, chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở các chị em lần đầu làm mẹ và ngay cả những phụ nữ đã trải qua nhiều lần “vượt cạn”.

Trầm cảm sau sinh đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đã có nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra như tự sát, giết con,... xảy ra do người mẹ bị trầm cảm sau sinh không kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình. Đặc biệt, những chia sẻ về hội chứng trầm cảm sau sinh của những người nổi tiếng như hotmom Thủy Anh (vợ ca sĩ Đăng Khôi) đã khiến nhiều chị em hết sức chú ý. Thủy Anh cho biết cô từng chỉ biết nhìn con và khóc sau khi sinh, tất cả vì sự căng thẳng do trầm cảm sau sinh.

vicare.vn-vo-co-bieu-hien-tram-cam-sau-sinh-chong-phai-lam-gi-body-1
Trầm cảm sau sinh gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh

Dưới đây là 10 dấu hiệu trầm cảm sau sinh giúp chồng sớm nhận biết và có biện pháp can thiệp, xử trí kịp thời:

Cơ thể suy nhược

Phụ nữ mắc phải chứng bệnh này thường mất năng lượng, sức sống. Thay vào đó họ cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có nguyên nhân cụ thể. Lâu dần sẽ rơi vào sự mệt mỏi triền miên, bỏ bê việc chăm sóc con cái, cơ thể cũng như mọi thứ xung quanh.

Căng thẳng

Căng thẳng là trạng thái thường đi kèm với bệnh trầm cảm sau sinh và khiến triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn. Sản phụ khó giữ được sự thư giãn, thoải mái mà hay rơi vào tâm lý stress, lo âu quá mức.

Hay bị ám ảnh về những điều không có thực

Những ám ảnh này thường tập trung vào nỗi lo sợ, bất an sẽ có người hại hoặc bắt cóc con mình. Lúc này sản phụ có biểu hiện không cho bất kỳ ai đến gần con, ngay cả chồng, mẹ ruột. Bên cạnh đó, họ xem bản thân mình là người mẹ không tốt và không thể chăm sóc tốt cho con của mình.

Rối loạn giấc ngủ

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc, gặp phải ác mộng khi ngủ, khó ngủ lại hoặc thậm chí không ngủ chút nào. Hiện tượng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý, tinh thần của họ. Đôi khi người bệnh lại tăng nhu cầu ngủ nhiều hơn.

Mất tập trung

Thông thường một bà mẹ trầm cảm khó làm các công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao như xem tivi, đọc sách hay trò chuyện. Thay vào đó, họ chọn cách thu mình vào một góc và không làm gì cả. Đồng thời, trí nhớ cũng có dấu hiệu giảm sút không được như trước khi mang thai.

Hoảng sợ

Đây cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm sau sinh mà người mẹ có thể đối diện. Họ cảm thấy hoảng hốt, lo sợ trước những tình huống diễn ra hằng ngày và khó bình tĩnh trở lại.

Từ chối các giao tiếp xã hội

Ít cởi mở và chia sẻ, thường thu mình lại, trốn tránh mọi tiếp xúc với người thân. Tâm lý buồn bã hầu như cả ngày

Chán ăn

Việc ăn uống thất thường, chán ăn, thường xuyên bỏ ăn. Nếu có ăn thì cũng chỉ ăn ít từng chút một, người gầy sút cân. Nhưng cũng có vài trường hợp các bà mẹ tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường.

Khóc nức nở

Chứng trầm cảm có thể khiến người mẹ hay khóc, dễ xúc động, khó kiểm soát cảm xúc mặc dù lý do rất nhỏ nhặt.

Hay cảm thấy khó thở

Nhiều người lại cảm giác tức ngực, khó thở như có ai đó ghì chặt.

Ai dễ bị trầm cảm sau sinh?

Phụ nữ sau sinh thuộc các nhóm nguy cơ sau rất dễ đối diện với chứng trầm cảm:

  • Thay đổi nội tiết tố đột ngột, sức khỏe có nhiều biến động trong thai kỳ
  • Từng có tiền sử trầm cảm trước đây hoặc gia đình có tiền sử trầm cảm
  • Đã từng mắc phải chứng rối loạn lo âu
  • Gặp phải biến cố tâm lý trong thai kỳ như mất người thân, bạo hành hoặc mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, ...
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy, chất kích thích
  • Có tiền sử bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực (biến đổi cảm xúc không ổn định), trong đó xu thế trầm nhiều hơn hưng dễ bị trầm cảm hơn.
  • Thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm của chồng và người thân
  • Khó khăn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh do trẻ bị bệnh, quấy khóc, quá cầu toàn, ...
vicare.vn-vo-co-bieu-hien-tram-cam-sau-sinh-chong-phai-lam-gi-body-2

Những biểu hiện của trạng thái trầm cảm sau sinh

Mức độ trầm cảm sau sinh tùy thuộc vào điều kiện tiến triển bệnh ở mỗi sản phụ. Hiện nay, trạng thái trầm cảm sau sinh thường được chia ra làm 3 dạng dưới đây:

Hội chứng Baby Blues

  • Đây là hội chứng có thời gian ảnh hưởng ngắn, kéo dài 3 – 10 ngày sau khi sinh bé và sẽ chấm dứt trong vòng hai tuần (nếu sau 2 tuần không đỡ thì có thể chuyển sang hội chứng trầm cảm sau sinh).
  • Đặc điểm của hội chứng Baby Blues bao gồm: khóc lóc, ủ rũ, lo lắng, mất ngủ, buồn bã.
  • Không được xếp vào một dạng bệnh và không cần điều trị, hội chứng này sẽ tự biến mất nếu biết cách cải thiện như: dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nhận được đồng cảm, hỗ trợ của chồng, gia đình, tránh các chất kích, thuốc gây nghiện, ...

Hội chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Major Depression)

  • Có khoảng 10% bà mẹ mới sinh mắc phải hội chứng này.
  • Hội chứng trầm cảm sau sinh thường phát triển sau 3 tuần và có xu hướng kéo dài hơn.
  • Đặc điểm: rối loạn cảm xúc (Mood Disorders) là rõ rệt nhất. Ngoài ra, hội chứng còn các biểu hiện khác như thiếu tự tin, thiếu tập trung, buồn chán, hay nghĩ tới việc tự tử.
  • Cần lưu ý xác định đúng tình trạng bệnh bởi hội chứng này thường dễ nhầm lẫn với bệnh suy chức năng tuyến giáp.

Hội chứng rối loạn tâm thần sau sinh (Postpartum Psychosis)

  • Thời gian dễ mắc bệnh nhất là sau khi sinh từ 1 – 3 tháng.
  • Dấu hiệu nhận biết sớm là kích động, hay cáu kỉnh, lú lẫn, mất ngủ, lo lắng. Sau đó, tiến triển nặng hơn như ảo giác, hoang tưởng, xa lánh mọi người, hành vi bất thường, có thể gây hại cho em bé và bản thân.
  • Đòi hỏi phải điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa tâm thần hay bệnh viện tâm thần để kiểm soát tình trạng bệnh.

Hệ lụy do trầm cảm sau sinh để lại

  • Tự tử: nguy cơ tự tử cao ở nhóm phụ nữ bị rối loạn tâm thần. Xu hướng nảy sinh ý muốn tự tử là một trong những tác hại của trầm cảm sau sinh.
  • Sát hại chính đứa con của mình: đây là mối đe dọa nghiêm trọng cần phải đặc biệt lưu ý. Đã có rất nhiều trường hợp người mẹ ra tay sát hại con của mình do không kiểm soát được chứng bệnh này.
  • Thể chất và tinh thần của mẹ bị tác động, thời gian hồi phục sau sinh lâu, không chăm sóc trẻ được tốt, ... Bên cạnh đó, mẹ dễ mắc phải chứng rối loạn tâm thần, nếu không điều trị sớm sẽ khó chữa khỏi bệnh và tình trạng ngày càng nặng hơn.
  • Sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng, kéo theo nhiều vấn đề về sau như hành vi, sự cởi mở, ...
vicare.vn-vo-co-bieu-hien-tram-cam-sau-sinh-chong-phai-lam-gi-body-3
Sự quan tâm của chồng giúp vợ nhanh chóng khắc phục chứng trầm cảm sau sinh

Người chồng cần làm gì khi vợ bị bệnh trầm cảm sau sinh?

Theo các chuyên gia tâm lý, bên cạnh sự quan tâm, chăm sóc của người thân, liệu pháp chữa trị bằng thuốc thì chồng có vai trò quyết định, đồng hành và cùng vợ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Người chồng được xem như “chìa khóa” giải quyết tình trạng trầm cảm sau sinh bởi rối loạn tâm lý phải được giải quyết bằng tâm lý.

Dưới đây là một số điều mà người chồng cần chú ý thực hiện:

Động viên tinh thần cho vợ

Các ông chồng tuyệt đối không được phủ nhận cảm xúc của sản phụ sau sinh, dù những cảm xúc này khó hiểu. Phải luôn bên cạnh đồng hành cùng các bà mẹ trong giai đoạn nhạy cảm. Cần có sự động viên, khích lệ từ chồng để người vợ sớm quay trở lại cuộc sống bình thường trước đây. Cùng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần với vợ để được tư vấn cách điều trị.

Người chồng cần tỏ rõ sự chăm sóc, nâng đỡ, an ủi vợ đối với những việc cô ấy đang làm như chăm sóc con chẳng hạn. Cần tránh cằn nhằn, trách móc hoặc quá vô tâm trước sự vất vả của vợ.

vicare.vn-vo-co-bieu-hien-tram-cam-sau-sinh-chong-phai-lam-gi-body-4
Vun đắp tình cảm vợ chồng góp phần giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm sau sinh

Chia sẻ công việc với vợ

Thay vì nhờ hai bên nội ngoại phụ giúp vợ, người chồng hãy hăng hái giúp vợ chăm con, pha sữa, thay tã, bế con, tắm rửa cho bé, ... Những công việc này phần nào giảm bớt gánh nặng cho vợ, giúp họ có thời gian nghỉ ngơi và cảm thấy được chia sẻ từ chồng.

Bạn cũng có thể học hỏi thêm từ các ông bố nổi tiếng như Đăng Khôi, Lý Hải, Văn Anh, ... Họ là những người đã có nhiều kinh nghiệm và cực kỳ tâm lý chăm sóc vợ trước và sau khi sinh, nhanh chóng ngăn chặn kịp thời khi vợ có dấu hiệu trầm cảm.

Làm những điều khiến vợ vui và thoải mái

Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà người chồng có thể làm một số việc để tâm trạng của vợ phấn chấn, vui vẻ hơn. Ví dụ một mảnh giấy nhỏ viết lời yêu thương trước khi đi làm, tự tay vào bếp chuẩn bị các bữa ăn cho cô ấy, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mát-xa cho vợ, dành thời gian riêng tư cho hai vợ chồng, ...

Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm người chồng là chỗ dựa vững chãi cho vợ, kiên nhẫn lắng nghe mọi nỗi niềm và vun đắp thêm yêu thương

Giúp vợ cảm thấy mình là người có ích

Chồng luôn là người cổ vũ, khích lệ vợ sớm quay trở lại với những kế hoạch, dự định trước đây. Hãy giúp vợ cảm thấy mình là người có ích, không bị xã hội hay gia đình bỏ lại phía sau. Sự hòa nhập và sớm quay lại cuộc sống đúng như sở thích của cô ấy sẽ là liệu pháp tinh thần tốt xoa dịu mọi ức chế. Và dĩ nhiên phía sau không thể vắng bóng người chồng biết thấu hiểu và tạo cơ hội cho vợ.

Xem thêm:

  • Mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể cho con bú không?
  • Mẹ đã biết cách phòng tránh trầm cảm sau sinh cho mình chưa?