Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

Vitamin A đã được biết đến từ rất lâu và vai trò của nó đối với cơ thể con người là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng thiếu vitamin A vẫn đang là vấn đề cần cảnh báo và tập trung giải quyết, nhất là ở trẻ sơ sinh. Bạn có biết Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh không?

Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Vitamin A có 4 vai trò chính đối với sự phát triển ở trẻ em như sau:

Vai trò giúp cơ thể trẻ tăng trưởng

Vitamin A giúp trẻ lớn lên nhanh chóng và phát triển bình thường. Thiếu vitamin A thì trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, bị suy dinh dưỡng.

Vai trò trong việc tạo miễn dịch

Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ rất tốt. Gần đây người ta còn phát hiện vitamin A còn có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn như uốn ván, lao và phòng ngừa ung thư.

Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng của trẻ, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là với các bệnh sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm tai...

vicare.vn-vitamin-a-co-tac-dung-gi-voi-tre-so-sinh-body-1

Vai trò trong bảo vệ biểu mô

Vitamin A bảo vệ các biểu mô ở giác mạc mắt, ở da, niêm mạc khí quản, niêm mạc của ruột non, các tuyến bài tiết và tinh hoàn. Khi bị thiếu vitamin A, các lớp biểu mô và niêm mạc bị tổn thương dẫn đến hậu quả mù loà, rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các bệnh đường hô hấp...

Vai trò đối với thị giác

Vitamin A có vai trò duy trì thị giác phát triển bình thường và đóng góp quan trọng trong quá trình nhìn thấy của mắt. Trẻ khi thiếu Vitamin A sẽ giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu, dân gian thường gọi là quáng gà.

Biểu hiện của trẻ khi thiếu Vitamin A trầm trọng là thường nhút nhát, chỉ ngồi tại chỗ, không dám đi hoặc nếu đi thì rất dễ bị ngã, đi lại khó khăn, phải lần từng bước hoặc vịn tay vào tường và hay va chạm và các vật ở dưới đất.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin A ở trẻ em

Vitamin A có chủ yếu trong thức ăn hàng ngày, được hấp thu qua ruột và được dự trữ chủ yếu ở gan. Các nguyên nhân gây nên thiếu vitamin A gồm:

Ăn uống thiếu vitamin A

Chế độ ăn nghèo vitamin A và caroten (tức tiền vitamin A). Ở trẻ đang bú thì nguồn vitamin A hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, nếu trong thời kỳ này người mẹ ăn thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thiếu vitamin A ở đứa trẻ.

Do cơ thể trẻ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng

Ở trẻ, mắc một số bệnh nhiễm trùng như là sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, nhiễm giun đũa... thì cũng gây ra hiện tượng hao hụt vitamin A của cơ thể - lúc này, để tái tạo lại các biểu mô, tạo kháng thể chống đỡ lại nên vitamin A trong cơ thể trẻ em thiếu một cách nghiêm trọng và cần phải bổ sung kịp thời.

Do cơ thể không hấp thu được nhiều vitamin A

Khi mắc một số bệnh về đường tiêu hoá, điển hình nhất là tiêu chảy kéo dài thì khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng giảm rất nhiều, tất nhiên trong đó có cả Vitamin A. Trong thức ăn có nhiều dầu mỡ và thiếu đạm thì cũng làm giảm khả năng hấp thu vitamin A trong cơ thể trẻ.

Do lượng dự trữ không còn

Lượng vitamin A được dự trữ ở gan để cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó lượng dự trữ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, lúc này xảy ra tình trạng thiếu vitamin A.

vicare.vn-vitamin-a-co-tac-dung-gi-voi-tre-so-sinh-body-2

Phòng chống thiếu vitamin A ở trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị thiếu vitamin A do trẻ đang lớn nhanh. Trẻ không được bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao. Để phòng thiếu vitamin A ở trẻ em, chúng ta cần:

- Thức ăn của bà mẹ trong thời kỳ mang thai, khi cho con bú, cần phải đủ 4 nhóm cơ bản bao gồm:

  • Thịt, cá, trứng, sữa.
  • Tinh bột, dầu mỡ, rau, hoa quả.

Thức ăn của mẹ bầu cần đa dạng và cần chú ý những thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Những thức ăn có nguồn gốc gia cầm, các loại rau có màu xanh đậm, các loại củ quả có màu vàng, đỏ... là những thức ăn có nhiều vitamin A.

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng. Phụ nữ sau sinh trong vòng một tháng cũng được uống bổ sung vitamin A liều cao.

- Những trẻ không được bú mẹ đầy đủ thì cần phải được uống viên vitamin A hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cần cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi uống vitamin A mỗi năm 2 lần, vào các tháng 6 và tháng 12 tại các trạm y tế xã gần nhất.

- Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đầy đủ và đúng lịch. Đặc biệt, tiêm bổ sung phòng bệnh sởi cho trẻ.

- Khi trẻ bị mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, ỉa chảy... thì cần đưa trẻ đến ngay trạm y tế xã để được uống vitamin A bổ sung.

Thông qua bài viết này, HoiBenh mong rằng bạn đã hiểu được Vitamin A có tác dụng gì với trẻ sơ sinh rồi. Hãy bổ sung đầy đủ Vitamin A cho bé qua các món ngon hàng ngày để bé nhà bạn mau lớn và nhanh phát triển nhé.

Xem thêm:

  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp hấp thụ vitamin D mà không hại da
  • Hiện tượng còi xương và rụng tóc ở trẻ có phải do thiếu vitamin D?