Virus Zika lây qua đường nào?

Bệnh virus zika là một căn bệnh rất nguy hiểm và nó có thể cướp đi tính mạng của chúng ta bất cứ lúc nào. Virus zika hiện đang hoàn hành và phát triển thành dịch lớn gây ra tình trạng báo động và dấy lên nhiều mối lo ngại cho các tổ chức y tế trên thế giới. Bệnh do virus zika gây ra rất khó để nhận biết là biểu hiện khi mắc bệnh không được rõ ràng, vậy virus zika lây qua đường nào và phòng ngừa bệnh như thế nào thì hiệu quả?

Virus Zika lây qua đường nào? Virus Zika lây qua đường nào?

Bệnh virus Zika là một căn bệnh rất nguy hiểm và nó có thể cướp đi tính mạng của chúng ta bất cứ lúc nào. Virus Zika hiện đang hoàn hành và phát triển thành dịch lớn gây ra tình trạng báo động và dấy lên nhiều mối lo ngại cho các tổ chức y tế trên thế giới. Bệnh do virus Zika gây ra rất khó để nhận biết là biểu hiện khi mắc bệnh không được rõ ràng, vậy virus Zika lây qua đường nào và phòng ngừa bệnh như thế nào thì hiệu quả?

Virus Zika lây qua đường muỗi đốt

Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh khi bị muỗi mang virus Zika đốt, một cá thể muỗi nhiễm virus Zika có thể truyền cho các thế hệ muỗi con, cháu.

Theo tiến sĩ Tom Frieden, giám đốc của CDC cho biết muỗi Aedes là loài muỗi mang trong mình virus Zika và chúng có thể thực hiện hút máu một lúc tới 4 hoặc 5 người trong một bữa ăn của nó, đồng nghĩa với việc nó có thể gây dịch bệnh lây lan rất nhanh chóng.

Trong báo cáo tổng hợp từ các quan chức địa phương ở Mỹ thì có ít nhất 79 trường hợp bị nhiễm virus Zika khi đi du lịch. Đồng nghĩa với việc những người đó đi tới những vùng đang có muỗi virus Zika hoành hành và bị nhiễm bệnh, sau đó phát bệnh ngay sau khi đi du lịch về.

vicare.vn-virus-zika-lay-qua-duong-nao

Muỗi Aedes là nguyên nhân truyền virus Zika

Virus Zika lây qua đường tình dục

Các cơ sở y tế trên toàn thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm virus Zika lây qua đường tình dục. Theo báo cáo của các cơ quan y tế thì những người bị nhiễm virus Zika thông qua con đường này sau khi quan hệ với người bị bệnh.

Như nghiên cứu của CDC thì virus Zika có thể tồn tại được trong tinh dịch của nam giới tới 10 tuần sau khi bệnh đã khởi phát Còn một số người bị nhiệm bệnh nhưng không có biểu hiện gì thì sẽ truyền bệnh virus Zika rất dễ dàng cho đối tác tình dục của mình.

Chính vì thế CDC khuyến cáo người dân khi bị nghi mắc bệnh virus Zika thì nên tránh xa các hoạt động tình dục, hoặc nếu có thì hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Vì virus Zika gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như người phụ nữ mang thai mắc phải.

>>> Xem thêm: Virut Zika có thể tồn tại trong dịch âm đạo đến 2 tuần

Edit this page

vicare.vn-virus-zika-lay-qua-duong-nao

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao lây nhiễm virus Zika sang cho thai nhi

Virus Zika lây qua đường truyền máu

Virus Zika cũng có thể lây qua đường truyền máu. Trường hợp này ghi nhận vào tháng 2 tại Brazil, tại đây xác nhận 2 trường hợp nhiễm virus Zika thông qua đường truyền máu từ người mang bệnh virus Zika truyền sang.

Chính vì thế các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo với người dân khi đi hiến máu và truyền máu thì phải được đảm bảo và xét nghiệm virus cẩn thận. Nếu như những người đã và đang mắc bệnh virus Zika rồi thì không nên đi truyền máu để tránh bệnh dịch lây nhiễm.

Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn phát hiện virus zika được tìm thấy trong nước bọt, nước tiểu và trong sữa mẹ. Tuy nhiên cho tới thời điểm nà thì vẫn không tìm ra được các trường hợp nhiễm bệnh virus Zika qua các con đường này.

vicare.vn-virus-zika-lay-qua-duong-nao

Virus Zika cũng có thể lây qua đường truyền máu

Vậy làm gì để phòng bệnh Zika?

Để chủ động phòng chống bệnh do virus ZIKA xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

>>> Xem thêm: Thai phụ nên tầm soát Zika khi nào?