Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?
Virus Coxsackie là một loại Enterovirus ở đường tiêu hóa, có khả năng gây nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng. Vậy virus tay chân miệng tồn tại bao lâu? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?
1. Nhiễm virus coxsackie là gì?
Virus coxsackie là một loại Enterovirus có khả năng sinh tồn trong đường tiêu hóa, ổn định ở trong môi trường acid kể cả loại acid dịch dạ dày. Giống như những virut ở đường tiêu hóa khác, nhiễm virus coxsackie xuất hiện nhiều nhất vào mùa hè. Virut thường gây ra một số hội chứng trên lâm sàng như: bệnh cúm mùa hè, viêm màng não vô khuẩn, viêm màng ngoài tim, đái tháo đường và đặc biệt là bệnh tay chân miệng.
2. Hình thái của virus
- Tên tác nhân: Là Virus Coxsackie B, Echovirus, vius Coxsackie A (thường gặp A16), Enterovirus (thường gặp E71, E68). Các loại virus này thuộc họ Picornaviridae.
- Thường có hình cầu, đường kính 27-30 mm.
- Lớp capsid gồm có 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao bên ngoài.
- Bên trong có chứa ARN, là một thành phần di truyền, nhân lên và gây ra nhiễm của vi-rút. Vi-rút thường nhân lên ở bào tương của tế bào bị nhiễm.
3. Virus tay chân miệng tồn tại bao lâu?
- Vi-rút bị đào thải ra ngoài ngoại cảnh từ phân, sổ mũi, dịch hắt hơi.
- Vi-rút bị bất hoạt do nhiệt 56 độ C trong thời gian 30 phút, tia gamma, tia cực tím.
- Vi-rút chịu được độ pH với phổ rộng từ 3-9.
- Bị bất hoạt bởi: 2% natri hyproclorite (nước Javel) và Chlorine tự do. Không hoặc rất ít bị bất hoạt do các chất hòa tan lipid như: Cồn, Phenol, Chloroform, Ether.
- Ở nhiệt độ lạnh 40 độ C, vi-rút sẽ sống được vài ba tuần.
4. Bệnh tay chan miệng và triệu chứng
Bệnh tay chân miệng
Bệnh có thể tạo thành các dịch và đặc trưng là viêm miệng, các ban đều có bọng nước ở trên bàn tay và bàn chân. Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 4 - 6 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện sốt, đau họng, chán ăn, uể oải và nổi mụn nước ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi, sau đó là ở mu bàn tay hoặc là lòng bàn tay. Mụn nước có dạng bóng rộp và nhanh chóng loét. Khoảng 30% bệnh nhân đã có những tổn thương tại vòm miệng, lưỡi gà hoặc hạch hạnh nhân. Tổn thương thường giảm ở trong một tuần. Đã có hoảng 90% trẻ dưới 5 tuổi tử vong có liên quan đến bệnh phù phổi hoặc xuất huyết phổi.
Triệu chứng bắt đầu
Thường xuất hiện ngay sau khi nhiễm virus 3- 6 ngày. Ban đầu là bị sốt nhẹ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng. Một đến hai ngày sau khi bị xuất hiện sốt, trẻ sẽ bắt đầu đau miệng. Khám họng có thể phát hiện được các chấm đỏ nhỏ, sau đó biến thành những bọng nước và thường phát triển đến loét.
Giai đoạn toàn phát
Xuất hiện những mụn nước có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2-3 mm ở các niêm mạc, thường là ở bên trong má, lưỡi hoặc tay và chân. Các mụn nước thường có dạng hình bầu dục, hơi tròn và nổi cộm hoặc ẩn dưới lớp da, không đau nhưng dễ vỡ (khi vỡ để lại các vết trợt loét thường khiến người bệnh đau rát và khó chịu). Các mụn nước sẽ tồn tại trong khoảng 7-10 ngày. Sau đó dần dần xẹp xuống và mất đi.
Loét miệng
Khi các ban đỏ xuất hiện ở quanh miệng sẽ gây ra loét miệng, các vết loét từ 4-8mm, ở trong miệng hoặc vòm miệng và ở trên lưỡi của trẻ, khiến cho trẻ nuối khó khăn. Khi có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, cần phải đưa bệnh nhân đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị thích hợp. Có thể uống thuốc hạ sốt hoặc giảm đau, bù đủ nước cho các bệnh nhân nếu có sốt cao. Tuyệt đối không được mua thuốc điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, khi thấy trẻ có các hiện tượng như rung, giật, bứt rứt, hôn mê, lừ đừ, mạch đập nhanh, da nổi bông, co giật, thở nhanh hơn bình thường, tay chân lạnh... thì cần phải đưa trẻ đến các ơ sở y tế để làm xét nghiệm theo chỉ định của các bác sĩ.
5. Phương pháp điều trị bệnh do virus tay chân miệng gây nên
Điều trị bệnh do virus coxsackie gây ra chủ yếu là điều trị các triệu chứng, chăm sóc và nâng đỡ ở trong các trường hợp bị viêm cơ tim, đái tháo đường, viêm màng ngoài tim, viêm tụy, hội chứng giống bại liệt, tay chân miệng. Hầu hết các hội chứng do virus coxsackie đều có tính chất lành tính và tự khỏi. Dùng globulin miễn dịch ở trong trường hợp bị nhiễm bệnh nặng như bị viêm não, viêm đa cơ, viêm màng não... Thường xuyên rửa ta và đeo găng tay là các biện pháp phòng bệnh rất quan trọng khi ở trong đợt có dịch.
Hy vọng với những thông tin về virus tay chân miệng tồn tại bao lâu sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất.
Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với HoiBenh Home
Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của HoiBenh Home
100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng
- Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
- Công thức máu: 69,000 đồng
- CRP định lượng: 88,000 đồng
- Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng
Tổng: 1,317,000 đồng
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00