Viêm VA quá phát là gì?

Viêm VA quá phát là tình trạng viêm VA tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ 1 - 5 tuổi. Bệnh tuy không đe dọa tính mạng nhưng hay tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh này.

Viêm VA quá phát là gì? Viêm VA quá phát là gì?

Viêm VA quá phát là tình trạng viêm VA tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em nhỏ 1 đến 5 tuổi. Bệnh tuy không đe dọa tính mạng nhưng hay tái phát và gây ra nhiều biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về căn bệnh này.

1. Bệnh viêm VA quá phát là gì?

Do vị trí VA ở nóc vòm, ngay cửa lỗ mũi sau, cạnh vòi Eustachi nên khi VA to sẽ gây ra một số ảnh hưởng được gọi là VA quá phát.

Bệnh viêm VA quá phát thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể ngay sau khi đẻ nhưng đôi khi cũng gặp ở trẻ lớn.

2. Nguyên nhân làm xuất hiện VA quá phát

  • Do cơ địa: thường gặp ở trẻ có tạng tân, có từ sơ sinh.

  • Do vi khuẩn: Chúng xâm nhập vào đường thở từ lần thở đầu tiên sau khi trẻ cất tiếng khóc chào đời và thường sống cộng sinh, có thể gây bệnh hoặc chưa gây bệnh cho trẻ. Vi khuẩn được chia làm nhiều nhóm: vi khuẩn kị khí, vi khuẩn ái khí, siêu vi khuẩn...

3. Biểu hiện viêm VA quá phát

Bệnh được chia làm 2 giai đoạn: viêm VA cấp tính và mạn tính.

- Nếu không được điều trị sớm, VA quá phát sau nhiều đợt viêm bán cấp tính. Lúc nàu trẻ chảy mũi thường xuyên, khi nhiều khi ít, khi dịch trong khi dịch đục và có nhiều khi chảy mũi xanh kéo dài. Trẻ thường ngạt mũi phải thở bằng miệng, ngủ không ngon giấc hay giật mình, hoảng hốt, đái dầm, thậm chí có trường hợp trẻ ngủ ngáy, có những cơn ngừng thở khi ngủ hoặc sốt nhẹ.

-Trẻ thường gầy xanh, chậm phát triển về ngôn ngữ, trí não và cơ thể và hay mắc các bệnh về khoa nhi.

-Khi thăm khám thấy mũi có nhiều dịch nhày đục hoặc mủ vàng xanh, VA to che kín cửa mũi sau hoặc nhỏ hơn nhưng viêm đỏ và có nhiều dịch nhày bám.



vicare.vn-viem-va-qua-phat-la-gi-body-1

4. Chẩn đoán bệnh viêm VA quá phát

Lâm sàng

  • Ngạt mũi, khó thở là chính, do VA to che lấp lỗ mũi sau gây ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng về đêm. Khi ngủ trẻ khụt khịt rõ, há mồm để thở, ngủ không sâu, giấc không dài. Có thể đưa tới tắc, ngừng thở ngắn khi ngủ.

  • Với trẻ nhỏ khi bú, ăn dễ bị sặc hay nôn trớ.

  • Nghe kém: do bán tắc hay tắc hoàn toàn vòi Eustachi. Trẻ thường chậm biết nói, nói ngọng kéo dài, lơ đễnh, kém phát triển trí tuệ.

Thực thể

  • Soi mũi trước: nếu mũi sạch, không viêm nề, đặt thuốc co hồi thật tốt, nhìn dọc theo sàn mũi ra phía sau có thể thấy khối sùi hồng nhạt, mềm. Khi nuốt sẽ thấy rõ hơn vì V.A bị đẩy lên trên.

  • Soi mũi sau: bằng gương hay nội soi có thể thấy được kích thước, hình dạng của khối V.A (thường chỉ thực hiện được với ngưới lớn, trẻ lớn).

  • VA là khối sùi hồng nhạt, mền nằm ở vòm che lấp một phần lỗ mũi sau, lấn tới loa vòi Eustachi một hoặc cả hai bên.

  • Sờ vòm: với trẻ nhỏ, khi không có viêm ở mũi họng có thể đưa đầu ngón tay qua họng, ngược lên vòm, có cảm giác chạm vào khối mềm, vòm bị che hẹp một phần.

  • Khám tai: thường thấy màng nhĩ đục, mất bóng sáng do vòi nhĩ không được luôn thông thoáng.

  • Khám họng: thành sau họng thường không nhẵn, có các hạt lympho, khi kêu a..a..hay khóc thì lưỡi gà, màn hầu không bít hết vòm, sát đến thành sau.

Diễn biến

  • Trẻ bị VA quá phát thường hay bị viêm VA đợt cấp, dễ bị viêm đường hô hấp dưới.

  • Nếu VA quá to và để kéo dài dễ đưa tới bộ mặt VA với: mũi hếch, gẫy, môi dày, luôn hở miệng, hàm trên vẩu, hàm dưới lẹm, hàm ếch lõm cao lên trên.

  • Ở người lớn nếu còn VA thì có thể gây nhức đầu, ngủ hay mê sảng, ngáy to.

5. Biến chứng của VA quá phát

  • Viêm tai giữa: VA quá phát thường là nguyên nhân cơ bản gây viêm tai ứ dịch, viêm tai giữa mủ nhầy.

  • Viêm mũi xoang: Với trẻ nhỏ thường gặp viêm mũi xuất tiết, viêm mũi mủ nhầy kéo dài, điều trị không hết hẳn được.

  • Áp xe thành sau: Do viêm tấy mủ hạch Gilette ở trẻ nhỏ.

  • Viêm họng, mũi họng cấp hay mạn tính.

  • Viêm thanh quản co rít: Ở trẻ nhỏ, viêm thanh quản cả ở trẻ em và người lớn.

  • Viêm đường hô hấp dưới: Trẻ mắc VA rất hay bị viêm khí quản, viêm khí phế,

  • Viêm phổi. Đặc biệt lưu ý tới viêm khí – phế quản thể giống hen ở trẻ em, viêm thanh quản co thắt ở trẻ nhỏ.

  • Tiêu hóa: trẻ có VA thường hay bị rối loạn tiêu hóa, dễ bị sặc, nôn trớ, ăn uống chậm, lười ăn.

  • Cơn tắc, ngừng thở khi ngủ, nếu kéo dài sẽ đưa tới suy tim.

  • Toàn thân: Ở trẻ phát triển thể trạng kém, trẻ chậm nói, nói ngọng, kém thông minh, thiếu tập trung.

vicare.vn-viem-va-qua-phat-la-gi-body-2

6. Điều trị viêm VA quá phát

Khi bị viêm VA quá phát trẻ nhỏ thường cảm thấy hít thở khó khăn, ứ dịch trong mũi, bịt tắc cửa mũi... hiện tượng này kéo dài sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ. Vì thế, với những trường hợp mắc VA quá phát để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm người bệnh cần thực hiện thủ thuật cắt bỏ VA. Việc dùng thuốc trong điều trị bệnh chỉ là tạm thời và thường không có hiệu quả.

Hiện nay, thủ thuật nạo VA được thực hiện gây mê hoặc gây mê tại chỗ. Quá trình thực hiện thủ thuật chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, người bệnh có thể trở về nhà sau vài tiếng mà không cần nằm lưu lại viện. Sau nạo VA người bệnh vẫn có thể ăn uống nhẹ bình thường.