Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không?
Chị em bị viêm tuyến sữa thường có biểu hiện đau ở vú, sưng và nóng vùng da quanh vú đôi khi kèm theo sốt và cảm giác ớn lạnh. Viêm tuyến sữa không phải là một bệnh nguy hiểm nếu được điều trị ngay từ khi bệnh chưa tiến triển nặng. Nhưng một khi bệnh đã có biến chứng chuyển thành áp xe, viêm tuyến sữa có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm.
Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không?
Viêm tuyến sữa do đâu?
Viêm tuyến sữa còn được gọi là viêm tuyến vú hay viêm vú là tình trạng nhiễm trùng các mô ở vú. Bệnh thường xảy ra với phụ nữ đang nuôi con, vào thời điểm vài tháng đầu sau khi sinh con hoặc trong quá trình nuôi con bú. Những nguyên nhân gây nên bệnh viêm tắc tuyến sữa ở chị em thường bắt nguồn từ các yếu tố dưới đây:
- Ống dẫn sữa bị tắc khiến cho sữa bị lưu lại, đọng lại, lâu ngày gây nhiễm trùng vú, nhiễm trùng tuyến sữa.
- Vi khuẩn trên da mẹ và miệng của em bé xâm nhập vào bên trong vú thông qua các vết rạn da của mẹ, các vết nứt, rách ở vú, núm vú hoặc thông qua lỗ của ống dẫn sữa. Những vết rách có thể do mẹ cho em bé bú sai cách: bú chủ yếu một bên dẫn đến tắc tuyến sữa bên còn lại, để bé lôi kéo núm vú mạnh trong quá trình bú khiến vú bị nứt, rách.
- Những nguyên nhân khác: mặc áo ngực chật dẫn đến việc lưu thông của sữa không được thông suốt, gây tắc; có tiền sử bị viêm tuyến sữa.
Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không?
Theo thống kê, cứ 3 phụ nữ trong giai đoạn cho con bú thì có 1 phụ nữ bị viêm tắc tuyến sữa. Viêm tuyến sữa thường có các triệu chứng là đau ngực, sưng, nóng, vùng da quanh vú bị đỏ. Đôi khi, những triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh bệnh ung thư vú viêm. Khi đó, để phân biệt, các bác sĩ thường chụp X - quang vú và sinh thiết. Ngoài ra, khi bị viêm tuyến sữa, mẹ thường cảm thấy bị đau vú khi cho con bú, đôi khi thì cảm thấy ớn lạnh và sốt.
Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không? Nếu viêm tuyến sữa được phát hiện sớm và ở thời điểm bệnh vẫn còn nhẹ thường không gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của chị em. Tuy nhiên, viêm tuyến sữa không được điều trị sớm, để bệnh kéo dài mà không có sự can thiệp y tế sẽ dẫn tới hình thành áp xe ở khu vực phần vú bị viêm, bị nhiễm trùng. Vùng áp xe thường tụ mủ, màu đỏ và dễ dàng phát hiện thông qua siêu âm. Áp xe tuyến vú sẽ tiến triển thành viêm xơ tuyến vú mạn tính hoại tử vú và nặng nhất là ung thư vú. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, viêm tuyến vú về bản chất không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện cũng như điều trị sớm sẽ gây nên hậu quả khôn lường.
Viêm tuyến sữa điều trị như thế nào?
Bệnh viêm tắc tuyến sữa thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau:
- Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn để điều trị kéo dài từ 10 đến 14 ngày.
- Thuốc giảm đau acetaminophen hay ibuprofen thường được sử dụng song song với thuốc kháng sinh.
Trong quá trình điều trị, chị em vẫn cho con bú bình thường, nhưng cần phải thay đổi lại tư thế và cách cho con bú theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (nếu viêm tuyến sữa là do nguyên nhân này). Đồng thời, chị em cần dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung nước và chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
Với những trường hợp viêm tuyến sữa nặng hơn, điển hình như biến chứng áp xe vú thì các bác sĩ sẽ cần nhiều thời gian để xem xét bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm tuyến sữa
- Điều trị tắc tia sữa đúng cách phòng viêm - áp xe tuyến vú
- Bài thuốc dân gian từ bồ công anh trị căng tức ngực do tắc tuyến sữa