Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản là căn bệnh rất dễ xảy ra nếu như chúng ta không có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ. Khi bị viêm thanh quản sẽ khiến cho người mắc bệnh tạm thời bị thay đổi giọng nói, nói thều thào hoặc không thành tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho họ lo lắng, vì không biết rằng viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản là gì?
Thanh quản là một phần của hệ thống hô hấp, được cấu tạo chủ yếu từ hai dây thanh quản, hệ sụn và niêm mạc. Thanh quản không chỉ giúp ích cho việc phát âm mà còn ngăn chặn thức ăn rơi vào phổi khi ăn uống. Trong than quản thì quan trọng nhất là 2 dây thanh âm, khi rung chuyển theo điều khiển sẽ tạo ra âm thanh do tác động lên luồng không khí đi qua. Bên trong thanh quản là một lớp niêm mạc liên tục, liền mạch mới niêm mạc hầu và khí quản, tạo nên những xoang cộng hưởng hưởng âm thanh.
Khi bị viêm thanh quản, đó là hiện tượng dây thanh không hoạt động đúng tức là đã bị viêm hay bị kích thích. Lúc này sẽ gây ra sưng biến dạng của các âm thanh, làm cho giọng nói âm thanh khàn.
>>>Xem thêm: Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em phòng tránh và điều trị như thế nào?
Các loại viêm thanh quản
Dựa vào thời gian mắc bệnh, có thể chia viêm thanh quản ra làm hai loại:
- Viêm thanh quản cấp tính: Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là tạm thời và cải thiện sau khi các nguyên nhân cơ bản được tốt hơn. Nguyên nhân của viêm thanh quản cấp tính là do nhiễm trùng vi rút, như cảm lạnh. Do người bện phát âm căng thẳng, gây ra do la hét hoặc sử dụng quá mức giọng nói. Ngoài ra còn do các thể Virus như bệnh sởi hoặc quai bị, nhiễm trùng do vi khuẩn như bạch hầu cũng có thể dẫn đến viêm thanh quản.
- Viêm thanh quản mạn tính: Đây là tình trạng viêm thanh quản kéo dài hơn ba tuần. Loại viêm thanh quản mạn tính có thể gây ra căng dây thanh âm và thương tích hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm. Nguyên nhân này được gây ra do người bệnh hít nhiều các chất kích thích như khí thải hóa chất, chất gây dị ứng hoặc hút thuốc. Do Acid reflux trong bệnh trào ngược dạ dày thực quảng, hay sử dụng quá nhiều rượu, nói quá nhiều do tính chất đạc trưng của công việc... là những yếu tố khiến thanh quản có thể bị viêm.
Vậy viêm thanh quản có nguy hiểm không?
Trong y học, đa phần các bệnh lý đều sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như được phát hiện và điểu trị kịp thời. Để có thể trả lời được viêm thanh quản có nguy hiểm không, bạn cần dựa vào ý thức phòng điều trị bệnh của bản thân. Khi mắc bệnh nếu như không có biện pháp đuêù trị kịp thời, thì bệnh sẽ ngày cảng viêm nhiễm nặng hơn. Nếu để bệnh kéo dài trên ba tuần, thì lúc này có thể gây ra căng dây thanh âm và thương tích hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm và nguy cơ biến chứng sang ung thư thanh quản là rất cao.
Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như phát âm khó khăn, mất tiếng, ho có đờm, ho kích thích có mùi hôi... Đến gia đoạn sau, có thể ho có nhầy, ho ra máu, đau nhiều ở vùng cổ... Và khi tình trạng càng nặng hơn, sẽ dẫn đến ung thư. Khi điều trị thường phải phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn phần hoặc một phần khiến cho bệnh nhân trở thành câm. Nếu ung thư thanh quản không được điều trị, bệnh nhân thường chỉ sống kéo dài được một năm hoặc 18 tháng, tử vong do ngạt thở cấp tính, biến chứng viêm phế quản phổi, suy kiệt hay chảy máu ồ ạt.
Viêm thanh quản cần phải làm gì?
Với những biến chứng mà viêm thanh quản có thể mang lại, chắc chắn bạn đã biết được viêm thanh quản có nguy hiểm không. Vì vậy việc nên làm là cần nhanh chóng điều trị bệnh lý ngay những ngày đầu tiên, bệnh nhân nên tránh tắm lạnh, cần bổ sung vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi.
Có thể sử dụng chanh tươi thái lát mỏng, nghệ tươi, đường phèn hấp cách thuỷ ngậm nhiều lần trong ngày để điều trị. Một số thảo dược như húng chanh, mật ong, quất, gừng, tía tô, ngải cứu, bạc hà... điều trị viêm thanh quản cũng cho kết quả tốt.
Bên cạnh đó, cần ăn uống và sinh hoạt điều độ, tránh các chất chua cay, không hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế ngồi điều hòa, và đặc biệt cần giữ ấm cơ thể... Nếu khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần, nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để khám phát hiện nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị bệnh.