Viêm tai giữa để lâu có sao không

Viêm tai giữa là tình trạng viêm do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng ở tai giữa, diễn biến cấp tính, bán cấp hay mạn tính với các triệu chứng khác nhau. Viêm tai giữa có thể tự hồi phục, nhưng một số khác lại cần điều trị sớm thay vì theo dõi. Vậy viêm tai giữa để lâu có sao không?

Viêm tai giữa để lâu có sao không Viêm tai giữa để lâu có sao không

Viêm tai giữa là tình trạng viêm do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng ở tai giữa, diễn biến cấp tính, bán cấp hay mạn tính với các triệu chứng khác nhau. Viêm tai giữa có thể tự hồi phục, nhưng một số khác lại cần điều trị sớm thay vì theo dõi. Vậy viêm tai giữa để lâu có sao không?

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng ở tai giữa- bao gồm ổ tai giữa, màng nhĩ, tai vòi eustachian tube.

Có 2 loại viêm tai giữa chính thường gặp là : viêm tai giữa cấp tính (acute otitis media) và viêm tai giữa thanh dịch (otitis media with effusion).

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm do nhiễm trùng với biểu hiện đặc trưng là bệnh nhân cảm thấy đau tai đột ngột.

Viêm tai giữa để lâu là tình trạng người mắc bệnh viêm tai giữa không được điều trị ở bệnh nhân không tự hồi phục (bệnh viêm tai giữa thanh dịch đa phần tự hồi phục nhưng nếu triệu chứng không thuyên giảm theo thời gian theo dõi khoảng 3 tháng thì nghĩa là bệnh nhân đang có tình trạng viêm tai giữa để lâu) hoặc viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng, đủ, kịp thời.

Nguyên nhân của viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường liên quan đến bất thường cấu trúc giải phẫu bẩm sinh và rối loạn hệ miễn dịch bẩm sinh, tác nhân vi sinh vật.

  • Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh hoặc ở bệnh nhân rối loạn hệ miễn dịch mạn tính, chẳng hạn như bệnh nhân hiv, bệnh nhân đái tháo đường. Sự đấu tranh bị rối loạn của cơ thể với tác nhân gây bệnh đóng vai trò sinh bệnh viêm tai giữa.

  • Di truyền

Mặc dù mối liên quan giữa gene và bệnh viêm tai giữa đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu, nhưng chưa xác định được nhân tố di truyền phát sinh từ những tương tác với môi trường sống. Không có gene cụ thể nào cho thấy sự liên quan trực tiếp với viêm tai giữa. Nhưng vẫn như các bệnh lý khác, sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên sự bộc lộ của gene chắc hẳn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh viêm tai giữa.

vicare.vn-viem-tai-giua-de-lau-co-sao-khong-body-1
  • Dịch nhầy của niêm mạc

Vai trò của dịch nhầy trong viêm tai giữa đã được mô tả. Dịch nhầy đóng vai trò như một chất dạng keo. Sự bộc lộ của gene quy định sự sản xuất dịch nhầy là hoàn toàn khác biệt so với gene sản xuất dịch nhầy của mũi- hầu. Sự bất thường bộc lộ kiểu hình của gene này, có thể đóng vai trò trong quá trình sinh bệnh viêm tai giữa.

  • Bất thường cấu trúc giải phẫu

Trẻ em với cấu trúc giải phẫu bất thường về sụn, vòi tai quá ngắn, bất thường về xương thì có tỉ lệ bị viêm tai giữa cao hơn so với trẻ không có bất thường cấu trúc giải phẫu tai.

  • Rối loạn chức năng sinh lý

Rối loạn chức năng sinh lý của niêm mạc tai giữa, chẳng hạn như mất chức năng của hệ thống lông mao và sưng phù niêm mạc, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai giữa

Trẻ em cấy ốc tai có tỉ lệ bị viêm tai giữa cao, đặc biệt là viêm tai giữa mạn tính và sự hình thành u mỡ tai giữa (cholesteastoma). Một nghiên cứu mô tả mối liên quan giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm tai giữa mạn tính ; các tác giả kết luận rằng sự trào ngược cần được xác định và kiểm soát trong kế hoạch điều trị viêm tai giữa, và nếu bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản được xác định, thì cần được điều trị đồng thời với bệnh viêm tai giữa.

  • Thiếu vitamin a thì liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên ở trẻ em và viêm tai giữa.
  • Béo phì cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.
  • Tác nhân vi sinh vật. Viêm tai giữa có thể bị gây ra bởi tác nhân vi khuẩn, virus, nấm.
  • Tình trạng dị ứng

Chẳng hạn như dị ứng khói thuốc lá trong hút thuốc lá thụ động. Bệnh nhân tiếp xúc khói thuốc lá từ người khác là một chất có thể gây kích ứng niêm mạc tai giữa và gây viêm. Vì thế việc sống trong môi trường không thuốc là một cách phòng ngừa viêm tai giữa.

Viêm tai giữa để lâu có sao không?

Kháng sinh đã giảm đáng kể tần suất xuất hiện biến chứng của viêm tai giữa. Tuy nhiên, những biến chứng nghiêm trọng vẫn xảy ra nếu viêm tai giữa để lâu không được điều trị dứt điểm. Trong đó, biến chứng nặng có thể gặp là biến chứng nội sọ và ngoại sọ, nhiều bệnh nhân có thể tử vong.

Sự lan truyền tình trạng nhiễm trùng từ trong tai đến xương thái dương gây ra biến chứng nội sọ của viêm tai giữa. Sự lan truyền này xảy ra theo 3 con đường: lan truyền trực tiếp, viêm thành mạch, đường máu. Biến chứng ngoại sọ thường do tình trạng viêm cấp hoặc mãn tính khu trú ở tai giữa.

Các biến chứng của viêm tai giữa để lâu thường gặp:

  • Viêm tai giữa thanh dịch mãn tính
  • Áp xe ống tai sau
  • Liệt dây thần kinh mặt
  • Viêm tai trong
  • Đường dò tai trong
  • Viêm xương thái dương
  • Áp xe xương thái dương
  • Áp xe nội sọ
  • Não úng thủy do viêm tai giữa
  • Huyết khối xoang tĩnh mạch signma
  • Rỉ dịch não tủy
  • Tụt não

Nguy cơ xuất hiện biến chứng của tình trạng viêm tai giữa để lâu thường gặp trong thời gian 2-3 tuần nếu bệnh không thuyên giảm

Ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính có tình trạng viêm tạo hạt (inflammatory granulation ) có tăng nguy cơ bị xuất hiện bệnh lý màng cứng của xương sọ hơn là bệnh nhân viêm tai giữa có u mỡ.

vicare.vn-viem-tai-giua-de-lau-co-sao-khong-body-2

Điều trị viêm giữa để lâu như thế nào

Phẫu thuật rạch màng nhĩ và cấy dịch tai giữa hoặc mô hạt viêm trong các ca viêm xương thái dương cấp và bán cấp, liệt dây thần mặt hoặc viêm tai trong, và viêm màng não

Viêm tai trong sẽ có 2 tình huống biểu hiện bao gồm viêm tai trong thanh dịch và viêm tai trong dịch mủ. Viêm tai trong thanh dịch thường đáp ứng với điều trị bảo tồn bao gồm phẫu thuật rạch màng nhĩ và liệu pháp kháng sinh. Hãy chú ý đến các triệu chứng báo động viêm tai trong bao gồm: đột ngột rối loạn thăng bằng và đột ngột mất thính lực.

Đối với viêm tai trong dịch mủ, thì khía cạnh quan trọng của điều trị là nằm nghỉ ngơi tuyệt đối ở giường, liệu pháp kháng sinh bằng đường tĩnh mạch, và được theo dõi sát các dấu hiệu của biến chứng nội sọ. Phẫu thuật dẫn lưu dịch tai trong được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ biến chứng nội sọ

Liệt dây thần kinh mặt có thể xuất hiện ở viêm tai giữa cấp hoặc mạn tính. Trong vòng 7 đến 10 ngày của viêm tai giữa cấp, liệt thần kinh mặt xảy ra do sự phù nề của dây thần kinh nằm trong ống xương và không phải do mòn xương. Vì thế, sự phục hồi bằng phương pháp điều trị bảo tồn là có thể hi vọng. Trong trường hợp viêm tai giữa mạn tính, liệt thần kinh mặt do sự bào mòn của ống dây thần kinh mặt (osseous facial canal), can thiệp ngoại khoa cần được thực hiện nhanh chóng. Phẫu thuật cắt xương thái dương không làm tổn thương dây thần kinh nếu tình trạng liệt mặt là không hoàn toàn (bệnh nhân bị yếu cơ mặt, bệnh nhân chưa liệt hoàn toàn).

Đối với trường hợp áp xe dưới màng xương thái dương kèm một bệnh lý màng cứng của xương sọ (chẳng hạn như áp xe ngoài màng cứng hoặc mô hạt màng cứng, huyết khối xoang tĩnh mạch signma, não úng thủy do viêm tai giữa) thì phẫu thuật dẫn lưu áp xe cần được thực hiện cấp cứu.

Phòng ngừa biến chứng của viêm tai giữa

Bệnh nhân viêm tai giữa cần:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích (như khói thuốc lá, bị cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng hô hấp...)
  • Tuân thủ liệu pháp điều trị kháng sinh của bác sĩ, tránh để tình trạng viêm tai giữa để lâu
  • Cần hiểu để theo dõi dấu hiệu kháng thuốc trong quá trình điều trị kháng sinh của mình.

Xem thêm:

  • Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì
  • Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?