Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Thuốc trị bệnh viêm phế quản cho trẻ em lúc này là rất cần thiết để làm giảm triệu chứng cũng như chữa bệnh hiệu quả, tránh biến chứng. Vậy trẻ bị viêm phế quản thì nên uống thuốc gì? HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn một số bài thuốc giúp điều trị viêm phế quản ở trẻ em.

Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì? Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì?

Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ là căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Thuốc trị bệnh viêm phế quản cho trẻ em lúc này là rất cần thiết để làm giảm triệu chứng cũng như điều trị bệnh hiệu quả, tránh biến chứng. Vậy trẻ bị viêm phế quản thì nên uống thuốc gì? HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn một số bài thuốc giúp điều trị viêm phế quản ở trẻ em.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản ở trẻ em là khi mà đường thở dưới, hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kip thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.

Thông thường thì bệnh viêm phế quản sẽ xuất hiện cùng, hoặc sau khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà... hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

vicare.vn-viem-phe-quan-o-tre-em-uong-thuoc-gi-body-1

Triệu chứng của bệnh viếm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Dấu hiệu mà mẹ nên nên để ý đầu tiên là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực v.v... Bởi viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu, ho nhiều và khó thở. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cỏ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.

- Giai đoạn 1 là giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).

- Giai đoạn 2 phát triển của bệnh: ở giai đoạn này bé sẽ sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

- Giai đoạn 3 nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Lúc này bé sẽ có cảm giác thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.

vicare.vn-viem-phe-quan-o-tre-em-uong-thuoc-gi-body-2

Trẻ bị viêm phế quản nên uống thuốc gì?

Sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp cho các mẹ những bài thuốc dân gian để cho trẻ uống giúp chữa viêm phế quản.

-Cao tỏi: tỏi 600g, mật ong 900g, tỏi băm nhuyễn cùng mật ong ninh thành cao. Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 3 muỗng canh.

-Nước củ cải mật ong: củ cải 500g, mật ong 50g, củ cải vắt nước trộn với mật ong, ngày 2 lần, uống hết.

-Sử dụng hạnh nhân giấm đường trị viêm phế quản mạn tính: hạnh nhân 400 qỉa, giấm gạo 500g, tất cả chứa trong keo thuỷ tinh miệng rộng, đậy kín, để nơi râm mát thoáng gió. Sau một thời gian, hàng ngày vào sáng sớm bụng đói ăn 4 quả hạnh nhân, uống nữa muỗng giấm đường. Thực hiện biện pháp này sau100 ngày thì dùng hết 400 quả hạnh nhân giấm đường. Thông thường đối người viêm phế quản mạn tính dùng 400 quả hạnh nhân thì lành bệnh.

-Ô mai ngâm đường trị viêm phế quản: ô mai tươi rửa sạch, dọi qua nước lạnh, để ráo.Sau đó đặt trong keo miệng rộng, một lớp ô mai, một lớp đường trắng, cho đên khi gần đầy keo thì dừng, dùng băng keo dán kín, chế biến vài keo, để nơi râm mát. Mỗi sáng bụng đói và ban đêm trước khi ngủ dùng 3 quả ô mai. Với loại này thì bạn cho bé dùng cho đến khi hết thì thôi, đồng thời kiêng dùng thức ăn lạnh, chua cay. Dùng kiên trì tất có hiệu quả.

Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thuốc tây theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, nên cho trẻ uống thuốc theo phương pháp dân gian sẽ lành tính hơn thuốc tây.

Xem thêm:

  • Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
  • Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản như thế nào?