Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do vùng da tai còn yếu, dễ ảnh hưởng đến tác động từ bên ngoài. Cha mẹ thường lo lắng không biết viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Để giải đáp cho câu hỏi này, bạn có thể theo dõi bài viết sau đây.

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm ống tai ngoài là tình trạng lớp da bảo vệ ở vùng ống tai ngoài hoặc vành tai bị tổn thương, gây trầy xước, khiến cho vi khuẩn và nấm có điều kiện sinh sôi, từ đó dẫn đến viêm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc phải viêm ống tai ngoài nhiều nhất do đa phần các mẹ thường không chú ý vệ sinh tai cho con đúng cách. Mặc dù đây là bệnh lý nhẹ, nhưng nếu như không được phát hiện sớm và có phương án điều trị đúng cách, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu như không được điều trị đúng cách. Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải nếu như không được chữa trị đó là:

  • Bệnh chuyển biến từ cấp tính thành mãn tính: Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm ống tai ngoài có thể chuyển từ tình trạng cấp tính sang mãn tính. Khi đó, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và có thể sẽ để lại những tổn thương đến thính lực của trẻ.
  • Suy giảm thính lực, ù tai, điếc tai: Nếu tình trạng viêm ống tai ngoài lâu ngày, tai sẽ bị tiết dịch mủ, khiến ráy tai bị bít tắc, ứ đọng, dẫn đến tắc nghẽn màng nhĩ. Khi bị tắc màng nhĩ, trẻ sẽ gặp phải triệu chứng ù tai, suy giảm thính lực, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách, thậm chí trẻ có thể gặp phải nguy cơ điếc tai.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ: Chúng ta biết rằng tai - mũi - họng có khả năng liên kết với nhau. Nếu viêm tai ngoài không được chữa trị dứt điểm, vi khuẩn có thể xâm nhập đến sọ não của trẻ, gây ra những biến chứng não bộ như: viêm tủy xương hộp sọ, viêm xương thái dương, liệt thần kinh,.... Nếu bệnh càng nặng, vi khuẩn sẽ dần dần phát triển, khiến trẻ gặp phải tình trạng chảy máu, viêm màng não, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.
  • Gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm: Một khi ống tai ngoài đã bị vi khuẩn xâm nhập, sức đề kháng của trẻ sẽ bị suy giảm, từ đó dẫn đến một số bệnh lý tai - mũi - họng khác như viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi,.... hoặc gây thiếu máu, thiếu vitamin,....
  • Một số trường hợp nếu như không được phát hiện sớm, nhiễm trùng có thể lan sâu vào bên trong ống tai trẻ, gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của trẻ.

Những dấu hiệu cảnh báo viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh

vicare.vn-viem-ong-tai-ngoai-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong-body-1
Trẻ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy tai

Biến chứng của bệnh viêm ống tai ngoài trẻ sơ sinh nguy hiểm như vậy cho nên các mẹ cần phải phát hiện sớm bệnh thông qua những dấu hiệu cảnh báo. Một số triệu chứng của viêm ống tai ngoài mà bạn cần phải lưu ý:

  • Trẻ cảm thấy đau nhức, ngứa ngáy tai. Tuy nhiên trẻ em thường không thể nhận thức được dấu hiệu này nên mẹ cần phải chú ý quan sát, để ý trẻ, nhất là khi thấy trẻ thường xuyên có biểu hiện lạ như quấy khóc, khó chịu và hay gãi tai.
  • Cha mẹ có thể kiểm tra tai của trẻ xem có dấu hiệu sưng, tấy, đỏ lên không. Đặc biệt, nếu thấy có xuất hiện mủ từ ống tai chảy ra, bạn hay đưa bé đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám tai - mũi - họng để được kiểm tra.

Điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Để việc điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ nhỏ đạt hiệu quả, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám tai mũi họng để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
  • Không được tự ý bôi thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, vì việc này có thể khiến cho tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi thấy có dấu hiệu chảy mủ, cha mẹ nên sử dụng một miếng bông gạc và lau khô mủ đi. Bạn cũng nên chú ý thay bông gạc 1 tiếng 1 lần để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Trong quá trình điều trị bệnh, nên bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, protein,... để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh chóng khỏi hơn.
  • Khi bệnh đã được chữa khỏi, cha mẹ cần chú ý vệ sinh thật sạch sẽ tai cho trẻ, giữ tai luôn khô ráo, không ngoáy tai quá nhiều. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, bụi bẩn, ô nhiễm tiếng ồn để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem thêm:

  • Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị bong tróc
  • Mẹ có biết những việc tuyệt đối không được làm với trẻ sơ sinh?
  • Da trẻ sơ sinh bị đen là do đâu?