Viêm nhiễm phụ khoa: trời càng nồm, càng khó chịu

Tiết trời nồm ẩm là điều kiện thích hợp cho các loại vi khuẩn, virus, vi nấm sinh sôi và phát triển. Các cơn mưa phùn kéo dài cũng khiến đồ dùng, quần áo ẩm mốc dễ tạo thành nhiều dịch bệnh, mà trong đó khó chịu nhất là việc viêm nhiễm phụ khoa ở chị em phụ nữ.

Viêm nhiễm phụ khoa: trời càng nồm, càng khó chịu Viêm nhiễm phụ khoa: trời càng nồm, càng khó chịu

Viêm nhiễm phụ khoa khó chịu ra sao?

Theo Trung tâm Giải Phẫu tế bào học trực thuộc bệnh viện Bạch Mai cho biết có đến 90% phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa trong tiết trời nồm ẩm, sau khi khám trên 70.000 mẹ trẻ ở hơn 300 cộng đồng dân cư trên cả nước. Đặc biệt, nhóm phụ nữ có thu nhập và kiến thức cao chiếm đến 70%. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa cao nhất so với các độ tuổi khác.

Sự sụt giảm nội tiết estrogen của buồng trứng ở phụ nữ tuổi mãn kinh cũng tạo thành môi trường phù hợp để vi khuẩn và nấm, tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo do thiếu đi các chất dịch và acid lactic diệt khuẩn.

vicare.vn-viem-nhiem-phu-khoa-troi-cang-nom-cang-kho-chiu-body-1

Do nhiều nguyên nhân, như việc mất cân bằng nội tiết tố do căng thẳng, các hoạt động thủ thuật ngoại - nội khoa, thay đổi môi trường đột ngột hoặc khi chị em mặc quần áo ẩm hoặc vệ sinh thân thể không kĩ có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Thời tiết nồm ẩm càng tăng thêm nguy cơ cho các vi sinh vật, vi nấm sinh sôi và gây bệnh khiến chị em cảm thấy khó chịu.

Các triệu chứng của việc viêm nhiễm phụ khoa thường biểu hiện qua việc khí hư thay đổi bất thường, đặc quánh hoặc có màu sắc lạ và mùi hôi khó chịu hơn bình thường, có cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín và các khu vực xung quanh. Các bệnh thường gặp là viêm âm đạo, nấm Candida, nấm vùng kín hoặc viêm âm đạo.

Viêm nhiễm vùng kín không chỉ gây khó chịu cho cơ thể phụ nữ mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm nhiễm vùng chậu, làm tắc ống dẫn trứng, bội nhiễm vi trùng...nếu không được điều trị kịp thời. Khi viêm nhiễm vùng kín chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Bảo vệ “cô nhỏ” an toàn trong mùa nồm ẩm

Các chị em cần vệ sinh vùng kín ít nhất 1-2 lần/ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Khi rửa âm hộ cần chú ý không thụt rửa nước vào bên trong âm đạo và chú ý các kẽ mép ở âm hộ. Ngoài ra nếu mắc bệnh tiểu són thì các chị em nên thay quần lót 2-3 lần/ngày, tránh mặc quần lót ẩm.

vicare.vn-viem-nhiem-phu-khoa-troi-cang-nom-cang-kho-chiu-body-2

Giữ quần áo khô thoáng, môi trường sống sạch sẽ cũng giúp giảm thiểu khả năng mắc phải các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Chú ý hong, sấy khô hoặc là quần áo trước khi mặc và nên giặt quần áo lót bằng nước nóng để tránh bị nhiễm khuẩn.

Trong tiết trời nồm ẩm, các chị em nên tránh mặc quần áo lót quá chật hoặc quá bó dễ khiến vùng kín bị bít, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Khi có biểu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như ngứa ngày, khí hư nhiều, đổi màu khác lạ hoặc bốc mùi cần đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín. Tránh việc tự ý mua thuốc đặt âm đạo hoặc dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh đó trong trường hợp phát hiện viêm nhiễm phụ khoa, các chị em nên khuyến khích chồng hoặc bạn trai cùng đi thăm khám do bệnh phụ khoa thường lây lan qua việc tiếp xúc, quan hệ thân mật. Nếu không chữa dứt điểm có thể liên tục tái phát, gây khó chịu cho quan hệ của cả hai.