Viêm mũi mãn tính ở trẻ em
Viêm mũi mãn tính là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở bé dưới 6 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới viêm mũi mãn tính ở trẻ em. Vậy triệu chứng, cách điều trị là gì, cùng tham khảo qua bài viết sau.
Viêm mũi mãn tính ở trẻ em
Triệu chứng viêm mũi mãn tính ở trẻ nhỏ
Đầu tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, đau mỏi chân tay, nặng đầu, sốt khoảng 39 độ. Ban ngày trẻ nằm lịm, ban đêm quấy khóc. Nếu ở trẻ mới sinh có thể dễ bị tắc bởi lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất khó thở, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hay hốc mũi ứ đọng nhiều dịch, sung huyết đỏ.
Bé khó bú bởi mỗi lần ngậm ti trẻ thấy ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú quấy khóc. Trẻ thường nôn trớ, đi ngoài và gầy đi.
Viêm mũi mãn tính ở trẻ nhỏ kéo dài từ 3 - 5 ngày sẽ thuyên giảm, mũi bớt chảy, thở thông và nhiệt độ trở lại bình thường. Các triệu chứng tiêu chảy và nôn kéo dài khoảng 2 ngày nữa. Bệnh thường gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn cùng một số hội chứng nhiễm độc thần kinh, áp xe thành sau họng, viêm phế quản.
Nguyên nhân khiến trẻ em viêm mũi mãn tính
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm mũi mãn tính ở trẻ em. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính:
Trẻ có nguy cơ bị dị ứng
Phần lớn các trường hợp trẻ bị bệnh bởi cơ thể đã bị dị ứng. Trẻ thường có hệ miễn dịch nhạy cảm với chất bụi bẩn, gây bùng nổ các kháng thể mà bình thường chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm. Vấn đề này dẫn tới hiện tượng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, điếc mũi, gây ra viêm họng, hắt hơi, đau đầu,...
Tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
Trẻ bị viêm mũi có thể bởi tiếp xúc với các hạt bụi trong nhà, nấm mốc, nước bọt hoặc lông của vật nuôi như chó, mèo,... Những loại thảm hoặc khăn trải giường là những môi trường để các tác nhân này ẩn nấp. Do đó chúng ta nên chú ý tới môi trường sống của bé thật tốt, tránh những tác nhân gây bệnh.
Nguyên nhân di truyền
Theo thống kê, viêm mũi dị ứng mãn tính có khoảng 10% bởi tác nhân di truyền. Do đó việc điều trị viêm mũi dị ứng , tránh những di chứng cho thế hệ sau là điều rất quan trọng.
Điều trị viêm mũi mãn tính ở trẻ em
Khi điều trị viêm mũi mãn tính ở trẻ em cần chú ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đồng thời có chế độ chăm sóc đầy đủ, hợp lý. Cụ thể là:
Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi mãn tính cho bé
Khi trẻ mắc viêm mũi mãn tính, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Các bậc cha mẹ nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe dành cho trẻ.
Sử dụng những loại thuốc kháng viêm và giảm phù nề cho trẻ: Thuốc corticoid liều duy trì và ngắn ngày, amitase, alphachymotrypsine,...
Giảm triệu những triệu chứng đau nhức mũi và sốt cùng với các loại thuốc có chứa paracetamol.
Bổ sung thêm một số loại thuốc co mạch, chống xung huyết mũi như: xylomethazolin, oxymethazolin, naftazolin 0,05-0,1%
Lưu ý chỉ nên sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường thuốc chỉ dùng trong 10 ngày, nếu không sẽ dẫn tới nguy hiểm cho trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi mãn tính
Việc chăm sóc trẻ là việc vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới thời gian điều trị bệnh. Khi chăm sóc bé cần chú ý những biện pháp sau:
- Khi bé mắc viêm mũi mãn tính, mẹ cần thường xuyên vệ sinh vùng mũi cho bé với nước muối sinh lý. Nếu có thể nên dùng dụng cụ thông mũi để mang tới hiệu quả cao.
- Tránh việc cho bé tiếp xúc với những tác nhân là khói bụi từ bên ngoài. Ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể trẻ.
- Tăng cường các chất dinh dưỡng có chế độ ăn của bé để tăng cường sức khỏe.
Nếu phát hiện bé nhà mình mắc viêm mũi mãn tính ở trẻ em, cha mẹ nên cho con tới khám tại các cơ sở y tế uy tín và đồng thời có chế độ chăm sóc hợp lý nhất. Phòng tránh việc viêm mũi ở bé bằng cách cho trẻ tránh xa với động vật, khói bụi,...
Xem thêm:
- Chớ coi nhẹ bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
- Mách mẹ bầu thoát khỏi cảnh viêm mũi khi mang thai