Viêm màng não ở trẻ là bệnh như thế nào?
Bệnh viêm màng não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm đối với trẻ. Vậy viêm màng não ở trẻ do nguyên nhân gì, triệu chứng ra sao và điều trị như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Viêm màng não ở trẻ là bệnh như thế nào?
Viêm màng não là gì?
Não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể thực hiện nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động sống. Màng não là một bộ phận giúp bảo vệ não, tủy sống, các dây thần kinh.
Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống (màng não) do vi trùng, siêu vi trùng và nấm gây ra. Khi não bị tấn công, cơ thể sản sinh ra các chất miễn dịch, màng não bị viêm khiến các chất miễn dịch, huyết tương đi vào trong não và tủy sống bị thiếu oxy.
Trẻ sơ sinh là giai đoạn rất nhạy cảm, khi não bộ và hệ thống thần kinh còn non yếu, chưa đủ khả năng để phản ứng lại các tác nhân bên ngoài nên dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, dễ bị mắc viêm màng não. Khi màng não bị viêm, trẻ có thể dẫn đến di chứng nặng nề như liệt chân tay, mù lòa, mất trí nhớ, thiểu năng, động kinh, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.
Viêm màng não gặp phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất là ở trẻ 5 tuổi và trẻ sơ sinh, thường sẽ bị bệnh trong mùa nắng nóng và thời gian chuyển mùa.
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ:
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn: chủ yếu là vi khuẩn Streptococci nhóm B, Escherichia coli và Listeria monocytogenes gây ra, là kết quả của nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết).
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh do virus: chủ yếu do vi khuẩn Enterovirus gây nên và lây truyền qua con đường nước bọt, phân của người bệnh.
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành viên bị nhiễm bệnh viêm màng não do tiếp xúc với các chất tiết qua đường hô hấp mà chứa vi khuẩn gây bệnh (nước bọt, chất nhầy từ mũi), bao gồm vi khuẩn Streptococcus và Neissersia gây ra.
Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác lây lan qua đường hô hấp hoặc do côn trùng cắn, hoặc các loại nấm, chất độc lại, kim loại nặng...
Triệu chứng khi trẻ bị viêm màng não:
Trẻ bị sốt:
Sốt chính là biểu hiện cơ bản, xuất hiện khá sớm khi trẻ bị viêm màng não. Chủ yếu trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm triệu chứng co giật, đổ nhiều mồ hôi. Các mẹ nên để ý tránh nhầm lẫn khi trẻ sốt vì những bệnh thông thường khác, đặc biệt là k nên vội mua thuốc hạ sốt tùy tiện trước khi tìm ra nguyên nhân.
Trẻ có biểu hiện nôn:
Hầu hết những trẻ bị tác động đến thần kinh, não bộ đều gặp hiện tượng nôn, đây chính là triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh. Đồng thời, trẻ sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa và hệ thống hô hấp.
Trẻ biểu hiện mệt mỏi, lơ mơ:
Khi bị viêm màng não, trẻ bị sốt cao sẽ thường đi kèm trạng thái mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều hơn, ngủ li bì, thờ ơ với sự việc xung quanh, ngại vận động...
Trẻ có hiện tượng thóp phồng, cổ cứng:
Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng cổ cứng không điển hình và rất khó nhận ra vì trẻ chưa nói được. Các mẹ phải đặc biệt lưu ý việc trẻ thường không quay đầu khi có tiếng động thu hút hoặc thấy khó khăn trong việc di chuyển cổ vì sẽ khiến trẻ bị đau, hoặc mẹ có thể sờ vào thóp trẻ xem có bị phồng hay không.
Trẻ có biểu hiện thay đổi các thói quen:
Điển hình như việc con không quấn quýt vui đùa với cha mẹ, không muốn bế, quấy khóc... khác mọi khi là việc mà cha mẹ cần chú ý vì việc vận động, đụng chạm vào người trẻ sẽ khiến trẻ bị đau.
Trẻ dường như biếng ăn hơn, thể trạng trẻ ngày càng yếu, sốt kèm chán ăn có thể gây nên tình trạng mất nước ở trẻ. Đồng thời nếu thấy trẻ đi tiểu ít, da bị nhăn, véo nhẹ thịt và thả ra nhưng da chậm trở lại trạng thái ban đầu chứng tỏ trẻ bị mất nước nặng, mẹ cần bổ sung ngay nước cho trẻ và đưa tới bệnh viện kiểm tra.
Ngoài ra trẻ bị viêm màng não cũng hay có những triệu chứng khác như: rất nhạy cảm với ánh sáng, khi nằm thường quay đầu vào phía trong, không thích ra ngoài trời, có biểu hiện co giật, nhiễm trùng tay hay ngạt mũi, vàng da, hạ huyết áp, hạ đường huyết, đau đầu, hay cáu gắt và hay thay đổi cảm xúc... Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi đôi khi ít sốt nhưng sẽ bỏ bú , quấy khóc , khóc thét hoặc ngủ li bì , và muộn hơn sẽ có co giật hoặc hôn mê.
Điều trị viêm màng não ở trẻ:
Việc điều trị viêm màng não ở trẻ như nào phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Sau đây, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin cách hỗ trợ điều trị bệnh do 2 nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn và vi trùng:
Nếu trẻ bị viêm màng não do vi khuẩn: điều này chứng tỏ bệnh tình của bé rất nghiêm trọng và thường sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội trú tại phòng chăm sóc đặc biệt. Trong đó chủ yếu dùng thuốc kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch, truyền dịch và kháng sinh cũng như các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch nếu bé không thể tự ăn được.
Do có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên nhiều biểu hiện khác nhau nên mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà phải theo thuốc bác sĩ đã chỉ định:
Trong trường hợp tác nhân gây bệnh là liên cầu khuẩn nhóm B hoặc L.monocytogenes, thường chỉ định dùng thuốc Ampicillin kết hợp cùng Gentamicin hay Cefotaxime.
Trường hợp vi khuẩn E.coli gây bệnh thì nên dùng thuốc Cephalosporien thế hệ 3.
Nếu trẻ bị viêm màng não do virus thì việc điều trị hỗ trợ bằng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả, bởi thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 7 ngày. Tuy nhiên, đối với những trẻ bị mắc bệnh cúm hay đường hô hấp thì cần phải được hỗ trợ điều trị tại cơ sở y tế để theo dõi và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não cho trẻ nhỏ để giúp trẻ phòng một số loại viêm màng não nhất định. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm phòng cho trẻ, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ để bạn có thể hiểu hơn về bệnh cũng như có thể chữa trị kịp thời cho trẻ!