Viêm khớp háng dễ gây đau đớn, có thể phòng ngừa sớm

Tỷ lệ người viêm khớp háng hiện nay lại đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách, người mắc viêm khớp háng có thể sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Viêm khớp háng dễ gây đau đớn, có thể phòng ngừa sớm Viêm khớp háng dễ gây đau đớn, có thể phòng ngừa sớm

Được coi là khớp lớn nhất trong thể, khớp háng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ người viêm khớp háng hiện nay lại đang ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách, người mắc viêm khớp háng có thể sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Viêm khớp háng là bệnh gì?

Khớp háng bao gồm khớp háng trái và khớp háng phải, là khớp nối giữa xương chậu và xương đùi, có bao khớp. Bao khớp chứa chất hoạt dịch nuôi dưỡng và bôi trơn, giúp khớp hoạt động nhịp nhàng mà không gây đau đớn, bên ngoài có chất xơ để bảo vệ. Bên cạnh là các dây chằng để khớp có thể hoạt động nhịp nhàng hơn.

Khớp háng có thể coi là khớp phải chịu nhiều lực ép nhất trên cơ thể. Đối với phụ nữ, khớp háng rất quan trọng vì nó có liên quan đến xương chậu, xương cột sống,.... Vì vậy, bất kỳ thành phần nào của khớp háng bị tổn thương thì đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khớp.

Viêm khớp háng là tình trạng viêm vô khuẩn do sụn khớp và xương sườn bị tổn thương hoặc thoái hóa, dẫn đến tăng ma sát giữa các sụn khớp. Đối với người già, viêm khớp háng xảy ra do bao khớp háng giảm tiết dịch gây tổn thương.

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp háng

vicare.vn-viem-khop-hang-de-gay-dau-don-co-phong-ngua-som-body-1

Phụ nữ thường có nguy cơ mắc viêm khớp háng nhiều hơn nam giới do xương khớp ở nữ thường mềm hơn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp háng, cụ thể như:

  • Do các chấn thương sau khi vấp, ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương do chơi thể thao,.... Những chấn thương này sẽ khiến cho khớp háng bị viêm từ bên trong.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thai nhi phát triển khiến các cơ xương khớp cũng bị ảnh hưởng, nếu không chú ý rất có thể sẽ bị viêm khớp háng.
  • Người thường xuyên ngồi sai tư thế như ngồi xổm, đi giày cao gót.
  • Người cao tuổi mắc thoái hóa khớp háng do loãng xương, thiếu hụt hormone sinh dục ở nữ trong thời kỳ mãn kinh.
  • Người thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn, sức nặng cơ thể đè lên khớp háng, lâu dần sẽ gây tổn thương.

Những triệu chứng thường gặp của viêm khớp háng

  • Đau vùng háng, bẹn, đùi rồi lan xuống 2 bên đầu gối và cả chân. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh vận động như đi bộ hoặc lên cầu thang. Ban đầu chỉ là cơn đau nhẹ khiến đi lại khó khăn nhưng lâu dần sẽ đau âm ỉ và dữ dội hơn, có lúc đau ở khớp háng, lúc lại đau lan xuống cả chân.
  • Tê bì vùng chân, cử động khó khăn, nhất là khi xoay cẳng chân, xoay hông, cúi gập người.
  • Sau khi ngồi dậy hoặc ngồi quá lâu một chỗ có thể xuất hiện tình trạng cứng khớp, khi đi lại hoặc cử động có thể nghe được tiếng lạo xạo ở vùng khớp háng.
  • Một số trường hợp mà người bệnh có thể gặp tình trạng sưng đỏ vùng khớp háng trên hông.

Ngoài ra, triệu chứng của viêm khớp háng còn phát triển theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh mới chỉ cảm thấy đau vùng bẹn sau khi vận động.
  • Giai đoạn giữa: Đau ngay cả khi không vận động khớp háng, chủ yếu đau nhiều vào buổi sáng và chiều tối.
  • Giai đoạn sau: Đau nhức xuất hiện nhiều hơn, đồng thời bắt đầu gặp tình trạng hạn chế hoạt động khớp háng.

Điều trị viêm khớp háng

vicare.vn-viem-khop-hang-de-gay-dau-don-co-phong-ngua-som-body-2

Người bệnh có thể sử dụng phương pháp Tây y hoặc Đông y để có thể điều trị bệnh viêm khớp háng.

Đối với phương pháp Tây y:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định dùng corticoid để điều trị.
  • Người bệnh sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế các hoạt động mạnh.
  • Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, sau khi ngưng sử dụng thuốc, người bệnh có thể bị tái phát lại. Không những thế, nếu sử dụng lâu ngày, các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng gan, thận.

Đối với phương pháp Đông y:

  • Người bệnh được sử dụng các loại thuốc thông kinh hoạt lạc, hành khí hoạt huyết, bổ can thận. Trong trường hợp viêm khớp háng do ngoại hàn thì được điều trị chủ yếu là khu phong, trừ thấp, tán hàn.
  • Phương pháp Đông y có khả năng điều trị tận gốc bệnh, cho kết quả chữa khỏi lên đến 85% và không gây tái phát lại. Không chỉ vậy, thuốc đều được làm từ những loại thảo dược thiên nhiên nên không để lại những tác dụng phụ sau khi dừng thuốc.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chữa trị khác như châm cứu, bấm huyệt cũng rất hiệu quả.

Phòng ngừa viêm khớp háng

  • Hạn chế đi giày cao gót, đặc biệt là những loại giày có gót quá cao.
  • Tránh các vận động quá mạnh trong thời gian dày có thể gây chấn thương, bào mòn sụn.
  • Phụ nữ khi mang thai cần đến khám thai định kỳ, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường của khớp háng thì có thể báo ngay cho bác sĩ để tìm ra phương hướng giải quyết.
  • Bổ sung canxi, khoáng chất, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều tôm, cua, cá, các loại thịt đỏ, các loại rau củ có khả năng làm tăng dịch bao khớp như rau mồng tơi, rau đay, khoai sọ.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Duy trì cân nặng ổn định, không để béo phì, thừa cân.

Xem thêm:

  • Làm gì để khỏi bệnh viêm khớp háng?
  • Phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em