Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?

Virus, vi khuẩn và các chất kích thích (dầu gội đầu, bụi bẩn, khói clo, hồ bơi), các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) hoặc chất gây dị ứng đều có thể gây viêm kết mạc. Bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người sang người, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì không gây nguy hiểm.

Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không? Viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là một trong những bệnh lý về mắt thường gặp ở cả trẻ em và người lớn và được gọi là “đau mắt đỏ”. Đó là tình trạng viêm kết mạc – phần mô bên trong mí mắt và nằm trên lòng trắng của nhãn cầu, với chức năng giữ mí mắt và nhãn cầu đủ ẩm.

Triệu chứng của viêm kết mạc

Điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu xem nguyên nhân gây nên tình trạng viêm để có thể đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân và triệu chứng của viêm kết mạc:

  • Viêm do vi khuẩn: Nóng mắt, ngứa mắt đi kèm với việc tăng tiết dịch nhầy (là biểu hiện của nhiễm trùng).
  • Viêm do virus: Chảy nước mắt đi kèm với sung hạch bạch huyết ở dưới hàm hoặc sung hạch bạch huyết phía trước tai. Ngoài ra còn đi kèm với nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc cảm lạnh.
  • Viêm do dị ứng: Mắt đỏ, ngứa dữ dội, chảy nước mắt ở cả 2 mắt.
vicare.vn-viem-ket-mac-mat-co-nguy-hiem-khong-body-1

Ngoài ra, bệnh nhân khi bị viêm kết mạc thị lực sẽ bị mờ đi, kèm theo nhạy cảm nhẹ với ánh sáng. Tuy nhiên, bệnh sẽ không gây tổn thương mắt hoặc thị lực lâu dài nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán tình trạng bệnh viêm kết mạc

Dựa theo triệu chứng khám lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ được tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, để chắc chắn, bác sĩ có thể yêu cầu soi mắt hoặc thu lấy dịch ở mắt để làm xét nghiệm xác định nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số lưu ý khi bị viêm kết mạc

Tùy theo nguyên nhân gây viêm kết mạc (vi khuẩn, virus) mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:

  • Trong trường hợp viêm kết mạc nặng do nhiễm khuẩn có thể dùng các thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh.
  • Viêm kết mạc do sử dụng các chất kích thích sẽ hết ngay sau khi loại bỏ sử dụng các chất này.
  • Viêm kết mạc dị ứng có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc ức chế dị ứng như các thuốc kháng histamine, đồng thời tránh các kháng nguyên gây dị ứng.
  • Không đeo kính áp tròng cho đến khi hết các triệu chứng. Khi thấy xuất hiện bất kì lớp phủ dính hoặc gỉ trên khóe mắt, lông mi nên làm sạch bằng bông và nước sạch.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để sát khuẩn và không dùng chung gối hoặc khăn tắm để ngăn ngừa lây lan.
  • Viêm kết mạc do virus không có cách điều trị cụ thể, tình trạng sẽ được cải thiện sau khi hết vòng đời của virus thường là từ 4 – 7 ngày. Đồng thời, cố gắng tăng sức đề kháng của cơ thể thông qua khẩu phần ăn.

Biến chứng của bệnh viêm kết mạc

Các biến chứng của viêm kết mạc thường xảy ra ở viêm kết mạc nhiễm trùng hoặc viêm kết mạc dị ứng.

Viêm kết mạc do nhiễm trùng

Nếu viêm kết mạc do nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI) , đặc biệt là nhiễm Chlamydia, nhiễm trùng có thể kéo dài vài tháng, thay vì hàng tuần.

Viêm kết mạc do nhiễm trùng gây ra bởi bất kỳ loại vi khuẩn nào có thể dẫn đến một số biến chứng, đặc biệt là ở trẻ sinh non sớm (trước tuần thứ 37 của thai kỳ).

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Viêm màng não - nhiễm trùng màng não (lớp bảo vệ của các tế bào bao quanh não và tủy sống)
  • Viêm mô tế bào - một nhiễm trùng của lớp sâu của da và mô làm cho da trên bề mặt bị đau và viêm. Trong trường hợp này cần phải sử dụng thuốc kháng sinh
  • Nhiễm trùng huyết – thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và tấn công các mô của cơ thể
  • Viêm tai giữa - nhiễm trùng tai ngắn hạn ảnh hưởng đến khoảng một trong bốn trẻ em bị viêm kết mạc do vi khuẩn haemophilus influenzae gây ra.

Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh trên 28 ngày tuổi, viêm kết mạc nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt tiến triển nghiêm trọng và nhanh chóng. Nếu điều này không được điều trị, còn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của trẻ.

Khi có dấu hiệu viêm kết mạc nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để gặp các chuyên gia y tế nhằm theo dõi và điều trị ngay lập tức. Các biến chứng của viêm kết mạc nhiễm trùng là hiếm và hầu hết các em bé đều hồi phục hoàn toàn.

Sau khi bị viêm kết mạc do nhiễm Chlamydia, khoảng 1/5 trẻ có thể bị viêm phổi. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng tiềm ẩn ở trẻ nhỏ và có thể cần điều trị tại bệnh viện.

Đồng thời, khi nhiễm khuẩn, nhiễm virus và cả nhiễm vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc. Viêm giác mạc là tình trạng lớp màng mỏng bao phủ con ngươi trở nên sưng lên.

Điều này có thể gây đau và khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng), đôi khi còn gây nên tình trạng loét giác mạc gây nên tổn thương thị lực vĩnh viễn.

Viêm kết mạc do dị ứng

Nếu viêm kết mạc do các phản ứng dị ứng với phấn hoa, ve bụi hoặc các chất tương tự (viêm kết mạc dị ứng theo mùa và lâu năm), rất hiếm khi gặp bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh lý có thể gây nên tâm lý ức chế, bực bội. Ví dụ, nếu viêm kết mạc gây ra bởi phấn hoa, sẽ khó đi ra ngoài trong những tháng mùa xuân và mùa hè sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh.

Loại viêm kết mạc dị ứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và có thể khiến bệnh nhân khó tập trung ở cơ quan hoặc trường học, đặc biệt khi mắt bị kích thích nghiêm trọng.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cơ sở y tế gần nhất.